Phát hiện trên 11.000 chai mật ong có dấu hiệu là hàng giả tại 04 Công ty kinh doanh mật ong trên địa bàn Vĩnh Phúc, Bắc Ninh
Lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc ngày 08/1 cho biết, đơn vị đang hoàn tất hồ sơ, tang vật vi phạm để chuyển sang Cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra về hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả là thực phẩm đối với mặt hàng mật ong tại 04 Công ty kinh doanh mật ong, trong đó 03 Công ty nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và 01 công ty nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Trước đó, thực hiện Kế hoạch cao điểm về tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả những tháng cuối năm 2023 và dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Qua công tác thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra đối với hàng hóa là sản phẩm Mật ong của 04 doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH Ong Hòa Bình, địa chỉ thị trấn Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc; Công ty TNHH Ong Việt, địa chỉ thị trấn Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc; Công ty TNHH Ong Việt Nhật, địa chỉ thôn 7, xã Trung Hà, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc; Công ty TNHH Sản xuất thương mại và Dịch vụ Tuấn Phương MTV, địa chỉ Khu Khả Lễ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Binh, tỉnh Bắc Ninh đang thực hiện sản xuất, kinh doanh mật ong. Trong đó, Công ty TNHH Sản xuất thương mại và Dịch vụ Tuấn Phương MTV có cửa hàng kinh doanh mật ong nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thì bị lực lượng QLTT kiểm tra, phát hiện vi phạm.
Quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan lấy mẫu mật ong của các Công ty kinh doanh mật ong trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để kiểm nghiệm chất lượng. Kết quả kiểm tra cho thấy, sản phẩm mật ong của 04 DN nói trên có chất lượng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa theo quy định tại Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12605:2019 Mật ong.
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành tạm giữ 11.099 chai mật ong có dấu hiệu là hàng giả theo quy định tại điểm a khoản 7 điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 08 năm 2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng gỉa hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tổng giá trị hàng hóa gần 300 triệu đồng.
Căn cứ vào quy định của pháp luật, Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc đã đề nghị chuyển giao toàn hồ sơ vụ việc cùng tang vật vi phạm cho Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Vĩnh Phúc để tiếp tục tiến hành điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Cùng chuyên mục
Tin khác

Tăng cường kiểm tra mặt hàng đồ chơi có hình ảnh, nội dung liên quan đến chủ quyền lãnh thổ Việt Nam

Lực lượng QLTT tỉnh Thái Nguyên hưởng ứng Lễ phát động và Giải chạy hưởng ứng Ngày quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn: Đồng loạt giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu

Cục QLTT tỉnh Bắc Giang thu nộp ngân sách nhà nước được 1,58 tỷ đồng trong 02 tháng đầu năm 2025

Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi phạt tiền hơn 435 triệu đồng trong đợt cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Đồng chí Trần Hữu Linh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

Tiền Giang: Thu phạt hơn 1,1 tỷ đồng trong đợt cao điểm kiểm tra thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Cần Thơ: Phát hiện 02 cơ sở kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu
Đọc nhiều / Mới nhận

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Bắc Kạn phát hiện, thu giữ hơn 2,4 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội 10 cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thông tin về vụ việc xảy ra cháy tại Trạm biến áp 500kV Long Thành (Đồng Nai)

Sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025
