Quy định về tài chính thực hiện bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý bằng ngân sách Nhà nước
Đối tượng áp dụng Thông tư là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương dự khuyết, cán bộ quy hoạch cấp chiến lược, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cử đi bồi dưỡng, cập nhật kiến thức theo chủ trương, kết luận, kế hoạch của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quyết định của cấp có thẩm quyền; cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng theo Kết luận số 39-KL/TW (viết tắt là cán bộ);
Thông tư nêu rõ, ngân sách nhà nước hỗ trợ cán bộ lãnh đạo, quản lý chi phí bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ trong nước bao gồm:
Chi phí trả cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo hợp đồng ký kết giữa Cơ quan thường trực và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
![]() |
Riêng chi phí bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh và thi cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (chứng chỉ IELTS) được thanh toán khi đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ đầu vào, đầu ra theo thông báo tuyển sinh hàng năm hoặc của từng khóa học và theo hóa đơn thực tế, nhưng tối đa không quá 65 triệu đồng/học viên/khóa (đã bao gồm chi phí trả cho cơ sở đào tạo và giáo trình học; chưa bao gồm chi phí kiểm tra trình độ đầu vào).
Việc bồi dưỡng và thi cấp chứng chỉ tiếng Anh phải được thực hiện tại các cơ sở đào tạo ngoại ngữ đủ điều kiện tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Chi phí các kỳ thi đánh giá kết quả học tập theo yêu cầu của cơ quan chức năng (nếu có);
Chi thuê phòng ở tập trung trong thời gian bồi dưỡng đối với cán bộ tham gia khóa học;
Chi công tác phí trong nước, gồm: Tiền tàu xe đi và về cho cán bộ từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghỉ tết) cho một khóa học liên tục; hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian đi học tập trung; tiền thuê chỗ nghỉ cho cán bộ trong những ngày đi học tập trung tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (trong trường hợp cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và đơn vị tổ chức đào tạo xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ tập trung).
Trường hợp cán bộ bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ ở nước ngoài, các nội dung hỗ trợ được quy định như sau:
Chi phí trả cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa Cơ quan thường trực và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật;
Sinh hoạt phí theo quy định;
Lệ phí cấp hộ chiếu; lệ phí thị thực; bảo hiểm y tế; chi phí khám sức khỏe (nếu có yêu cầu của nước sở tại hoặc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài); lệ phí sân bay trong và ngoài nước (nếu có); chi phí thuê phương tiện đi lại từ sân bay về nơi ở và ngược lại;
Tiền vé máy bay (một lượt vé từ Việt Nam đến nơi học tập và một lượt vé từ nơi học tập về Việt Nam) trong toàn bộ thời gian bồi dưỡng, trừ trường hợp được phía bạn đài thọ;
Chi phí cách ly y tế, chi phí xét nghiệm khi có dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan y tế nước sở tại hoặc cơ sở đào tạo ở nước ngoài và chi khác theo quy định (nếu có).
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Đề xuất bãi bỏ 7 Thông tư của Bộ Tài chính

Bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung

Sẽ có quy định mới về xác minh thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2023

Các bộ trưởng phải trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng pháp luật

Pháp luật chưa cho phép bán vé xổ số qua internet

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ

Quy định mới về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô
Đọc nhiều / Mới nhận

150 doanh nghiệp Việt Nam - Israel kết nối giao thương trong lĩnh vực công-nông nghiệp, năng lượng

Bộ trưởng Công Thương: Hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu vào 200/224 nước và vùng lãnh thổ
