Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành thương mại điện tử xuyên biên giới (Phần 2)

Sau hai năm triển khai Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT và KTS), Bộ Công Thương và Amazon Global Selling (AGS) Việt Nam, chất lượng nguồn nhân lực về TMĐT đã ngày càng nâng cao, một số doanh nghiệp đã tự tin vươn ra biển lớn, gia nhập sân chơi toàn cầu.
Thương mại điện tử đóng vai trò không thể thiếu trong chiến lược phát triển xuất khẩu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành thương mại điện tử xuyên biên giới (Phần 1) Thương mại điện tử xuyên biên giới trở thành sức bật cho nền kinh tế số Việt Nam Chắp cánh thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu cùng thương mại điện tử xuyên biên giới

Bước sang giai đoạn 2 của MOU, Cục TMĐT và KTS thống nhất cùng AGS Việt Nam thực hiện các hoạt động thúc đẩy khả năng tham gia TMĐT xuyên biên giới của các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhiều ngành hàng, góp phần đưa tinh hoa hàng Việt tăng trưởng toàn cầu.

Phó Cục trưởng Cục TMĐT và KTS Nguyễn Thị Minh Huyền (ngoài cùng, bên trái) tham gia nghi thức bấm nút công bố sáng kiến “Liên kết Ngành nghề - Tăng trưởng cùng Thương mại điện tử xuyên biên giới”

Tại Hội nghị TMĐT xuyên biên giới năm 2024, Cục TMĐT và KTS cùng AGS Việt Nam công bố kích hoạt Sáng kiến “Liên kết Ngành nghề - Tăng trưởng cùng TMĐT xuyên biên giới”.

Theo đó, Chương trình sẽ phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng quan trọng để cùng nhau thúc đẩy, tăng cường năng lực TMĐT xuyên biên giới cho các ngành hàng đầu tàu cho xuất khẩu, bao gồm việc tăng cường nhận thức, cung cấp thêm các nguồn tài nguyên đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp thành viên của các hiệp hội ngành hàng này phát triển và thành công với TMĐT toàn cầu.

(Ảnh minh họa)

Là đơn vị được Cục TMĐT và KTS chỉ đạo triển khai trực tiếp chương trình MOU ký kết với AGS, ông Nguyễn Văn Thành - Gám đốc Trung tâm Phát triển TMĐT thông tin, “Giai đoạn 2 của MOU, chúng tôi đặt mục tiêu lựa chọn 2000 doanh nghiệp tiêu biểu từ các Hiệp hội ngành hàng để cung cấp những hỗ trợ chuyên sâu, giúp doanh nghiệp thành công tham gia xuất khẩu trực tuyến”.

Dự kiến, Kế hoạch triển khai Sáng kiến theo 03 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Từ nay đến hết năm 2025, Cục TMĐT và KTS và AGS Việt Nam phối hợp cùng Top các Hiệp hội ngành nghề lựa chọn 1200 - 1500 doanh nghiệp, người kinh doanh thuộc các ngành hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Các doanh nghiệp này sẽ được nhóm theo ngành hàng, được tham gia các khóa đào tạo trực tiếp, chuyên sâu về cách thức tham gia TMĐT xuyên biên giới với Amazon, được tư vấn cụ thể để nâng cao khả năng của doanh nghiệp trong xuất khẩu trực tuyến.

Giai đoạn 2: Từ tháng 01 – tháng 6/2026: Cục TMĐT và KTS và AGS Việt Nam phối hợp cùng Top các Hiệp hội ngành nghề tiếp tục lựa chọn 400 - 500 doanh nghiệp, người kinh doanh thuộc các ngành hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Nhóm doanh nghiệp được lựa chọn giai đoạn 2 sẽ được tham gia các đào tạo và tư vấn chuyên sâu, nâng cao khả năng và sự sẵn sàng tham gia TMĐT xuyên biên giới. Đồng thời, AGS Việt Nam rà soát lại kết quả đào tạo của giai đoạn 1, tăng cường đào tạo và tư vấn chuyên sâu cho các doanh nghiệp mong muốn và có tiềm năng nhưng chưa đủ điều kiện tham gia TMĐT xuyên biên giới từ giai đoạn 1.

Giai đoạn 3: Từ tháng 6 - tháng 12/2026: Cục TMĐT và KTS và AGS Việt Nam phối hợp cùng top các Hiệp hội ngành nghề rà soát lại kết quả đào tạo của giai đoạn 1 và giai đoạn 2, tổng kết kết quả của Sáng kiến: “Liên kết Ngành nghề - Thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu cùng TMĐT xuyên biên giới” và Tổng kết kết quả của Chương trình 5 năm “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá”; Xây dựng kế hoạch hợp tác trong thời gian tới.

Giám đốc Trung tâm phát triển TMĐT Nguyễn Văn Thành cho biết, những năm qua, được sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính phủ và các Bộ, ngành, nhiều chính sách được ban hành đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của TMĐT Việt Nam, nhờ đó, TMĐT có sự tăng trưởng không ngừng. Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Văn Thành, các chương trình hợp tác với các doanh nghiệp lớn như Amazon đã góp phần hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam thay đổi tư duy, phát triển nguồn nhân lực, khắc phục hạn chế và tự tin bứt phá với TMĐT toàn cầu.

Cùng quan điểm với ông Nguyễn Văn Thành, ông Hoàng Ninh - Trưởng phòng Chính phủ số, Cục TMĐT và KTS nhấn mạnh tại “Diễn đàn Thương mại điện tử xuyên biên giới 2024" rằng, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tiến hành nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các khóa đào tạo TMĐT xuyên biên giới, cả trực tiếp và trực tuyến, hoàn toàn miễn phí. Nhờ đó, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của mình tại thị trường trong nước và quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Đánh giá nhu cầu mua hàng của người dân tăng cao khi mưa bão lớn, các doanh nghiệp đã chủ động tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 2-3 lần so với trước.
Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành văn bản số 4300/SCT-KHTCTH yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án bảo đảm an toàn trong cung ứng, sử dụng điện cũng như cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu.
Bộ Công Thương triển khai công tác ứng phó bão số 3 với phương châm “04 tại chỗ”

Bộ Công Thương triển khai công tác ứng phó bão số 3 với phương châm “04 tại chỗ”

Thực hiện Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của siêu bão Yagi, sáng ngày 6/9/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia NSMO cùng các đơn vị về các công tác phòng chống bão.
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa trên địa bàn một số địa phương phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 năm 2024

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa trên địa bàn một số địa phương phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 năm 2024

Bộ Công Thương yêu cầu các Sở Công Thương: Chỉ đạo các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa trên địa bàn triển khai tốt kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu; rà soát các khu vực có nguy cơ bị chia cắt do mưa, lũ để có phướng án cụ thể đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu nhất là lương thực, thực phẩm, nước uống cho người dân tại khu vực bị ảnh hưởng.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng qua tăng 8,6% và tăng ở 61 địa phương.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 8, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 70,65 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024

Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024

Ngày 6/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký ban hành công điện về việc ứng phó khẩn cấp với bão số 3 năm 2024.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận