Thương mại điện tử đóng vai trò không thể thiếu trong chiến lược phát triển xuất khẩu

Thông tin trên được đưa ra tại “Diễn đàn Thương mại điện tử xuyên biên giới 2024” do Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) phối hợp cùng Amazon Global Selling tổ chức ngày 27/6, tại Hà Nội.
Quy định cụ thể về kinh doanh thuốc trên thương mại điện tử Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành thương mại điện tử xuyên biên giới (Phần 1) Xử phạt 30 triệu đồng doanh nghiệp không thông báo website thương mại điện tử bán hàng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền Cục QLTT Bình Định kiểm tra, xử phạt nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử

Tại Diễn đàn, Đại diện Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam khẳng định, thương mại điện tử (TMĐT) đóng vai trò không thể thiếu trong chiến lược phát triển xuất khẩu, đặc biệt trong việc tiếp cận thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.

Hơn nữa, việc áp dụng các nền tảng TMĐT không chỉ giúp doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường quốc tế nhanh chóng, hiệu quả mà còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Thương mại điện tử đóng vai trò không thể thiếu trong chiến lược phát triển xuất khẩu
Thương mại điện tử đóng vai trò không thể thiếu trong chiến lược phát triển xuất khẩu

Theo Kế hoạch phát triển TMĐT Quốc gia giai đoạn 2026-2030, ông Hoàng Ninh, Trưởng phòng Chính phủ số (Cục TMĐT và Kinh tế số) cho biết, mục tiêu của Kế hoạch là đẩy mạnh liên kết vùng, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, nhằm tối đa hóa thế mạnh của từng vùng.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã tiến hành nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các khóa đào tạo cả trực tiếp và trực tuyến hoàn toàn miễn phí, do vậy các doanh nghiệp có nhu cầu có thể đăng ký với Cục để tham gia các chương trình đào tạo về thương mại điện tử xuyên biên giới, qua đó giúp doanh nghiệp có cơ hội đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm của mình tại thị trường trong nước và quốc tế.

Theo thống kê của Amazon, hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đang xuất khẩu thông qua Amazon, với số lượng doanh nghiệp đạt doanh thu hàng năm trên 1 triệu USD, tăng gần gấp 10 lần. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, việc phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới cũng đặt ra những khó khăn, thách thức, cũng như những vấn đề trong việc thực thi, thực tiễn hay các vấn đề về hành lang pháp lý đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Do vậy, “Diễn đàn Thương mại điện tử xuyên biên giới 2024” là cơ hội để trao đổi, đề xuất cập nhật các thông tin và chia sẻ những quan điểm, kinh nghiệm để có thể giúp cho lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển bền vững, ổn định và thông qua đó giúp doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh, tiếp cận tốt hơn với thị trường nước ngoài.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến 2030 đặt ra một số mục tiêu như: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa từ 6-7%/năm và tăng trưởng nhập khẩu từ 5-6%/năm; cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý.

Về mặt thị trường, chiến lược cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu thị trường châu Âu đạt 17% kim ngạch xuất khẩu, còn châu Á đạt 50%, châu Mỹ đạt 32-22%...

Song song đó, vẫn duy trì những mặt hàng xuất khẩu có lợi thế như: dệt may, da giày, tuy nhiên trong những mặt hàng đó phải thúc đẩy gia tăng giá trị.

Trao đổi thêm về nội dung này, ông Trần Thanh Hải cho rằng, việc mở rộng thị trường không chỉ bằng các phương tiện truyền thống như: tham dự hội chợ, triển lãm, kết nối giao thương mà có thể phát triển thị trường thông qua nền tảng trực tuyến và các nền tảng số, bên cạnh đó, là phát triển logistics hỗ trợ cho xuất nhập khẩu.

Vì vậy, ông Trần Thanh Hải khẳng định: “Thương mại điện tử sẽ là “từ khóa” xuyên suốt trong giai đoạn tới”.

Liên quan đến phát triển nguồn nhân lực TMĐT xuyên biên giới, ông Trịnh Khắc Toàn, Giám đốc khu vực miền Bắc của Amazon Global Selling thông tin, doanh nghiệp này đang phối hợp với Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đào tạo khoảng 10.000 nhân lực cho các doanh nghiệp về TMĐT xuyên biên giới trong vòng 5 năm nhằm nâng cao kỹ năng bán hàng, đồng thời Amazon cung cấp các giải pháp để doanh nghiệp có thể đăng ký và bảo hộ được thương hiệu cũng như có những công cụ giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu ngay trên nền tảng này.

“Kinh nghiệm từ những thương hiệu lớn cho thấy cần bán những sản phẩm mà khách hàng cần, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa để đạt được tiêu chuẩn của thị trường cũng như tập trung xây dựng thương hiệu ngay từ đầu để tiến tới một nền tảng kinh doanh lâu dài," ông Phạm Khắc Toàn khuyến nghị thêm.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Người dân, doanh nghiệp phải được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại

Người dân, doanh nghiệp phải được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại

Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số yêu cầu yêu cầu các bộ, các ngành, các địa phương tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu "đúng, đủ, sạch, sống" để kết nối, chia sẻ dữ liệu với nhau và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bộ Công Thương đang đánh giá tác động của sàn thương mại điện tử Temu

Bộ Công Thương đang đánh giá tác động của sàn thương mại điện tử Temu

Chiều 23/10, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 3. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đã trả lời câu hỏi liên quan tới việc quản lý các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt gần đây là sự xuất hiện của sàn Temu.
Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử

Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137/2024/NĐ-CP ngày 23/10/2024 quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
Malaysia thiệt hại gần 12 tỷ USD do lừa đảo trực tuyến

Malaysia thiệt hại gần 12 tỷ USD do lừa đảo trực tuyến

Theo thống kê của Gogolook - nhà cung cấp các dịch vụ chống gian lận sử dụng công nghệ AI, những vụ lừa đảo xảy ra tại Malaysia trong vòng một năm qua đã để lại thiệt hại lên tới con số 12,8 tỷ USD, tương đương khoảng 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này.
Cảnh báo về chiến dịch tấn công có chủ đích vào các hệ thống quan trọng

Cảnh báo về chiến dịch tấn công có chủ đích vào các hệ thống quan trọng

Trong thời gian gần đây, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia ghi nhận các chiến dịch tấn công nhắm vào các tổ chức và doanh nghiệp với mục tiêu chính là tấn công mạng, đánh cắp thông tin và phá hoại hệ thống.
Đề nghị gỡ bỏ thông tin vi phạm liên quan đến động vật hoang dã trên sàn thương mại điện tử

Đề nghị gỡ bỏ thông tin vi phạm liên quan đến động vật hoang dã trên sàn thương mại điện tử

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương) đã ban hành yêu cầu rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm liên quan đến động vật hoang dã trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội.
Liên tiếp các vụ rò rỉ dữ liệu qua hệ thống camera giám sát: Nguy cơ hiện hữu

Liên tiếp các vụ rò rỉ dữ liệu qua hệ thống camera giám sát: Nguy cơ hiện hữu

Trong thời đại công nghệ số, camera giám sát đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, từ bảo vệ an ninh cho đến quản lý hoạt động. Tuy nhiên, sự phổ biến của công nghệ này cũng đi kèm với những rủi ro đáng kể về lộ lọt dữ liệu và mất an toàn thông tin, đặt ra thách thức lớn cho cả thế giới và Việt Nam. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ camera và kết nối internet đã mang lại nhiều lợi ích, nhưng đồng thời cũng tạo ra những lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn.
Phát hiện hơn 125 nghìn website giả mạo cơ quan, sàn thương mại điện tử, thương hiệu lớn lừa đảo người dùng

Phát hiện hơn 125 nghìn website giả mạo cơ quan, sàn thương mại điện tử, thương hiệu lớn lừa đảo người dùng

Hàng loạt các website của cơ quan, tổ chức tài chính ngân hàng, các sàn thương mại điện tử và các doanh nghiệp lớn, nhà mạng...bị đối tượng xấu giả mạo để lừa đảo. Trong số 55 trang web giả mạo thương hiệu doanh nghiệp, có đến gần một nửa thuộc lĩnh vực thương mại điện tử...
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận