Thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế, thương mại song phương Việt Nam - Hungary

Từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 01 năm 2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tháp tùng Thủ tướng Chính phủ và Phu nhân thăm chính thức Hungary theo lời mời của Thủ tướng Hungary, Viktor Orban.

Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ đánh giá, chuyến thăm chính thức tới Hungary của Thủ tướng Phạm Minh Chính có ý nghĩa quan trọng, làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Hungary nhất và trong lĩnh vực kinh tế - thương mại.

Theo chương trình, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham gia tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tại các hoạt động song phương như: Hội đàm với Thủ tướng Viktor Orban; hội kiến Tổng thống Katalin Novak; hội kiến Phó Chủ tịch Quốc hội Hungary; khai mạc Diễn đàn doanh nghiệp Hungary - Việt Nam; thăm và làm việc với một số doanh nghiệp lớn của Hungary, trong đó có Gedeon Richter - Công ty nghiên cứu dược phẩm lớn nhất ở Trung và Đông Âu; thăm Trung tâm Thương mại Thăng Long.

Tại các cuộc Hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị Hungary tạo điều kiện thuận lợi cho hàng Việt Nam có mặt nhiều hơn trên thị trường Hungary, nhất là các mặt hàng nông – lâm – thủy sản, khuyến khích các doanh nghiệp Hungary đẩy mạnh hợp tác kinh doanh, liên danh đầu tư với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực Hungary có thế mạnh như dược phẩm, chăn nuôi, chế biến thực phẩm, năng lượng tái tạo, quản lý nước... Ngược lại, Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò “cửa ngõ” để các mặt hàng của Hungary tiếp cận thị trường Việt Nam và ASEAN.

Phía Hungary cũng tái khẳng định sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Hungary trong các lĩnh vực tiềm năng như công nghệ thông tin, công nghiệp ô tô. Bên cạnh đó, Hungary cũng khẳng định với vai trò là Chủ tịch luân phiên EU 6 tháng cuối năm 2024, Hungary sẽ thúc đẩy các nước còn lại phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA).

Tại buổi hội đàm giữa hai Thủ tướng Chính phủ, hai Bên đã thống nhất sẽ tổ chức Khóa họp lần thứ 10 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Hungary, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Hungary, dự kiến vào tháng 4 sắp tới. Tại khoá họp, dự kiến hai Bên sẽ ưu tiên thảo luận về cơ hội họp tác trong thời gian tới về hợp tác kinh tế thương mại; năng lượng công nghệ và cơ sở hạ tầng; hợp tác đầu tư phát triển và tài chính; hợp tác công nghệ thông tin và truyền thông; hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; hợp tác trong lĩnh vực y tế và ngành công nghệ y tế; hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; hợp tác bảo vệ môi trường và quản lý nước sạch; hợp tác trong lĩnh vực du lịch; và hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự Hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hungary Viktor Orban

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Hungary

Trao đổi với các Bộ ngành đối tác bên lề các hoạt động tại Hungary, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước có quy mô trao đổi thương mại lớn nhất với Hungary, kim ngạch thương mại bình quân hàng năm đạt trên 1 tỷ USD, trong giai đoạn 2020-2023, Hungary đã có 21 dự án đầu tư FDI vào Việt Nam còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 72,26 triệu USD. Tuy nhiên, những con số trên còn rất nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng và quan hệ truyền thống hợp tác hữu nghị tốt đẹp của hai nước. Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã mở ra những cánh cửa mới cho hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư giữa hai nước. Trong thời gian tới, hai Bên cần dành nhiều thời gian cùng nhau trao đổi, tìm ra các hướng ưu tiên hợp tác, tận dụng tối đa lợi ích từ các khung khổ hợp tác lớn là Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA), cũng như thúc đẩy thực hiện các cam kết trong Khóa họp Uỷ ban hỗn hợp về kinh tế - thương mại giữa hai nước để đem lại các hiệu quả thiết thực và tích cực cho cả hai phía.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Công Thương: Người dân không cần lo lắng, tích trữ quá nhiều hàng hoá

Bộ Công Thương: Người dân không cần lo lắng, tích trữ quá nhiều hàng hoá

Tính đến 19h ngày 7/9/2024, theo báo cáo của Bộ Công Thương, tình hình cung ứng hàng hóa thiết yếu lương thực, thực phẩm, xăng dầu cơ bản đảm bảo. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, trong đó có lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục bám sát, cập nhật tình hình để có chỉ đạo.
Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Đánh giá nhu cầu mua hàng của người dân tăng cao khi mưa bão lớn, các doanh nghiệp đã chủ động tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 2-3 lần so với trước.
Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành văn bản số 4300/SCT-KHTCTH yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án bảo đảm an toàn trong cung ứng, sử dụng điện cũng như cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu.
Bộ Công Thương triển khai công tác ứng phó bão số 3 với phương châm “04 tại chỗ”

Bộ Công Thương triển khai công tác ứng phó bão số 3 với phương châm “04 tại chỗ”

Thực hiện Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của siêu bão Yagi, sáng ngày 6/9/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia NSMO cùng các đơn vị về các công tác phòng chống bão.
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa trên địa bàn một số địa phương phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 năm 2024

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa trên địa bàn một số địa phương phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 năm 2024

Bộ Công Thương yêu cầu các Sở Công Thương: Chỉ đạo các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa trên địa bàn triển khai tốt kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu; rà soát các khu vực có nguy cơ bị chia cắt do mưa, lũ để có phướng án cụ thể đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu nhất là lương thực, thực phẩm, nước uống cho người dân tại khu vực bị ảnh hưởng.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng qua tăng 8,6% và tăng ở 61 địa phương.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 8, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 70,65 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.
Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên

Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương vừa phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổ chức “Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử (TMĐT) các tỉnh vùng Tây Nguyên” tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận