Thúc đẩy hợp tác thương mại than giữa Việt Nam và Lào

Chiều 25/7, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị Thúc đẩy hợp tác mua bán than với Lào.

* Bộ Công Thương hướng tới kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh Liệt sĩ

Cùng dự Hội nghị có Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long và lãnh đạo các Cục, Vụ chức năng: Vụ Dầu khí than, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Cục Điều tiết điện lực, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Văn phòng Bộ cùng đại diện các Tập đoàn, doanh nghiệp: Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Đông Bắc...

Những năm qua, hợp tác song phương giữa Việt Nam và Lào trong lĩnh vực than đá đã có bước khởi đầu lạc quan. Điểm sáng trong hợp tác than đá giữa Lào và Việt Nam là Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực than được ký bởi Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào Phosay Sayasone vào ngày 20/7/2023. Do vậy, Hội nghị Thúc đẩy hợp tác mua bán than với Lào được tổ chức nhằm đánh giá kết quả triển khai thực hiện Bản ghi nhớ được hai bên ký kết vào tháng 7/2023 cũng như bàn giải pháp thúc đẩy cho hợp tác mua bán than với Lào.

Theo Báo cáo của Vụ Dầu khí và Than, thời gian qua, Vụ đã tham mưu cho Lãnh đạo Bộ chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện và các đơn vị liên quan xem xét việc mua than của Lào cho sản xuất điện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu hiệu quả. Dù vậy, hợp tác mua bán than với Lào vẫn đang gặp nhiều khó khăn, tập trung chủ yếu vào cơ sở hạ tầng giao thông hạn chế; chi phí vận chuyển cao dẫn đến giá than nhập khẩu từ Lào cao, không đảm bảo tính cạnh tranh với giá than sản xuất trong nước hay than nhập khẩu từ các quốc gia khác…

Kiến nghị giải pháp trong ngắn hạn, lãnh đạo Vụ Dầu khí và Than đề xuất, phía Lào xem xét giảm giá bán than để gia tăng tính cạnh tranh với loại than mà Việt Nam đang nhập khẩu từ các quốc gia khác; nghiên cứu đầu tư nâng cấp và mở rộng các tuyến đường để cải thiện tình trạng giao thông, nâng cao năng lực vận chuyển...

Về dài hạn, đề xuất phía Lào có chính sách hỗ trợ việc xuất khẩu than sang Việt Nam; đồng thời đề nghị các đơn vị ngành Than chủ động nghiên cứu và sớm thúc đẩy việc đầu tư thăm dò, khai thác than tại Lào để phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước, đảm bảo hiệu quả và phù hợp với định hướng phát triển phân ngành than trong Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Trên cơ sở các ý kiến của các Tập đoàn, Tổng công ty Việt Nam và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thống nhất nhận định, hợp tác mua bán than giữa Việt Nam và Lào là vấn đề hết sức quan trọng, vừa là nhiệm vụ phát triển kinh tế, thương mại, vừa là nhiệm vụ chính trị giữa hai nước.

Bộ trưởng đánh giá cao các Tập đoàn, Tổng công ty, nhất là các đơn vị có chức năng nhập khẩu than, sử dụng than trực tiếp cho việc phát điện trong thời gian qua đã nỗ lực thực hiện nhập khẩu than từ Lào về Việt Nam theo Hiệp định liên Chính phủ, chỉ đạo của Chính phủ. Tuy nhiên sản lượng nhập khẩu than đến nay vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với nhu cầu và tiềm năng của hai nước.

Thời gian tới, nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh việc hợp tác thương mại than giữa Việt Nam và Lào theo tinh thần chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ “giúp bạn cũng là giúp mình”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ:

Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty: tăng cường phối hợp hiệu quả; thực hiện tốt các hợp đồng cung cấp than cho sản xuất điện theo nguyên tắc tất cả vì mục tiêu chung, vì lợi ích quốc gia dân tộc. Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ đàm phán với đối tác về việc nhập khẩu than; tháo gỡ những khó khăn, phải đảm bảo nguồn cung ứng than trong mọi tình huống.

Đối với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc: cần bảo đảm cung cấp đủ, ổn định than cho các hộ tiêu thụ theo các Hợp đồng mua bán than đã ký. Đồng thời, tính toán và xác định chính xác năng lực sản xuất để có kế hoạch, giải pháp tổ chức sản xuất hợp lý, khai thác hiệu quả nguồn than trong nước; chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch nhập khẩu than để bảo đảm cung cấp đủ theo cam kết tại Hợp đồng đã ký. Bên cạnh đó, tích cực, chủ động tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp) để có giải pháp tháo gỡ trong hoạt động sản xuất kinh doanh than, nhất là đối với các vấn đề liên quan đến việc cấp phép hoạt động khoáng sản than, vấn đề tồn kho, mua than trong dài hạn… Có văn bản cụ thể kiến nghị Chính phủ về việc áp dụng cơ chế ký hợp đồng mua than trực tiếp, dài hạn với nhà cung cấp phía Lào với giá thế giới.

Đối với Vụ Dầu khí và Than, Bộ trưởng giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện Biểu đồ cấp than cho sản xuất điện năm 2024 được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt và điều chỉnh vào tháng 4/2024 vừa qua. Chủ trì, phối hợp với Cục Điều tiết điện lực định kỳ hằng quý rà soát, cập nhật Biểu đồ cấp than cho sản xuất điện năm 2024 phù hợp tình hình thực tế.

Đối với Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và UBND tỉnh Quảng Trị thúc đẩy chủ đầu tư sớm triển khai việc đầu tư băng tải vận chuyển than qua cửa khẩu La Lay (Salavan, Lào) - La Lay (Quảng Trị, Việt Nam) theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam; Tổng hợp đề xuất, kiến nghị của các Tập đoàn, Tổng Công ty, cùng Vụ Dầu khí và than về cơ chế mua than trực tiếp từ công ty cung cấp phía Lào; kiến nghị Chính phủ Lào giảm tối đa các loại thuế, phí đối với xuất khẩu than và đưa cơ chế đặc thù mua than của Lào vào nội dung kỳ họp thứ 47 Ủy ban Liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam - Lào.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tham dự Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tham dự Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào

Sáng ngày 9/1/2025, tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1/2025

Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1/2025

Theo đó, xăng E5RON92 có giá niêm yết mới không cao hơn 20.431 đồng/lít (tăng 374 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 588 đồng/lít; xăng RON95-III có giá không cao hơn 21.019 đồng/lít (tăng 273 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.
Bộ Công Thương đứng đầu các Bộ về Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024

Bộ Công Thương đứng đầu các Bộ về Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024

Với 83,15 điểm, tăng 6,6% so với năm 2023, Bộ Công Thương đứng đầu các Bộ về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024.
Thương mại điện tử tiếp tục duy trì tăng trưởng 18-25%/năm

Thương mại điện tử tiếp tục duy trì tăng trưởng 18-25%/năm

Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt mức 18 - 25% mỗi năm. Năm 2024, quy mô thị trường TMĐT sớm vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng khoảng 9% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo loạt giải pháp phát triển nhân lực điện hạt nhân

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo loạt giải pháp phát triển nhân lực điện hạt nhân

Sáng 2/1 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành đầu tiên của năm 2025

Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành đầu tiên của năm 2025

Liên Bộ Công thương - Tài chính vừa công bố giá bán lẻ xăng dầu từ 15 giờ ngày 2/1. Tại kỳ điều hành giá xăng dầu đầu tiên của năm 2025, giá các mặt hàng nhiên liệu đồng loạt tăng nhẹ.
Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Chiều 28/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp triển khai văn bản chỉ đạo số 9600/VPCP-CN ngày 26 tháng 12 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc trình điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam

Ngày 26/12/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký ban hành Chỉ thị số 16/CT-BCT về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận