Trình Quốc hội xem xét việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Chiều 27/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trình Quốc hội xem xét việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận- Ảnh 1.

Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Trình bày tờ trình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết, việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là cần thiết, có cơ sở và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trên 3 quan điểm phát triển điện hạt nhân gồm: Vì mục đích hòa bình, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững, gắn với mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050; bảo đảm an toàn ở mức cao nhất, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường; gắn với phát triển tổng thể hệ sinh thái công nghiệp năng lượng quốc gia.

Mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững, đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng "0" năm 2050, từng bước xây dựng và phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân có đóng góp hiệu quả trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường tiềm lực khoa học - công nghệ của đất nước.

Bốn mục tiêu cụ thể gồm: Cung cấp nguồn điện nền, đóng góp đáng kể trong cơ cấu sản xuất điện, đa dạng hóa năng lượng sơ cấp, bảo đảm an ninh năng lượng, ổn định hệ thống điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường, sinh thái.

Xây dựng và đưa các nhà máy điện hạt nhân vào khai thác vận hành an toàn, hiệu quả, giảm thiểu thấp nhất rủi ro về môi trường; xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho chương trình dài hạn về phát triển điện hạt nhân, từng bước nâng tỷ lệ điện hạt nhân đạt mức hợp lý trong tổng sản lượng điện năng quốc gia.

Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh cho các cơ sở hạt nhân; kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống văn bản pháp luật về kiểm soát an ninh, an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ; hoàn thiện khung pháp lý để phát triển điện hạt nhân; xây dựng văn hóa an toàn hạt nhân và phổ biến rộng rãi trong xã hội.

Xây dựng chương trình phát triển khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng cho các giai đoạn phát triển điện hạt nhân.

Về nhiệm vụ, giải pháp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho biết, Chính phủ sẽ xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển điện hạt nhân; hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, phát triển, khai thác, vận hành, bảo vệ, định mức tiêu chuẩn, quy phạm quản lý chất thải các nhà máy điện hạt nhân; xây dựng kế hoạch nghiên cứu, phát triển khoa học - công nghệ trong tình hình mới; đào tạo, phát triển xây dựng nguồn nhân lực điện hạt nhân.

Chính phủ cũng nghiên cứu khả năng nội địa hóa công nghệ điện hạt nhân, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Sử dụng tối ưu nguồn lực đã có trong lĩnh vực điện hạt nhân; tận dụng tối đa các kết quả đã thực hiện đối với dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và điện hạt nhân Ninh Thuận 2 trong quá trình nghiên cứu, tiếp tục triển khai các dự án này; hình thành cơ quan chuyên trách về quản lý nhà nước đối với điện hạt nhân; xây dựng chương trình, kế hoạch hành động nhằm đạt được sự đồng thuận rộng rãi của xã hội đối với chương trình phát triển điện hạt nhân.

Cần thiết tiếp tục chủ trương đầu tư dự án

Báo cáo thẩm tra vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Ủy ban thống nhất sự cần thiết về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án với những cơ sở chính trị, pháp lý, cơ sở thực tiễn và quan điểm, mục tiêu đã được nêu tại tờ trình của Chính phủ.

Ông Lê Quang Huy cho biết, ngày 25/11/2009, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 12 đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai các bước đầu tư xây dựng Dự án.

Tháng 11/2016, căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và tình hình thực hiện bảo đảm yếu tố an toàn cho nhà máy điện hạt nhân trên thế giới lúc bấy giờ, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trong thời gian qua, nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã được ban hành có liên quan đến định hướng chiến lược năng lượng quốc gia của Việt Nam, chuyển đổi năng lượng, phấn đấu nhanh nhất đạt mục tiêu giảm phát thải ròng của quốc gia về "0" vào cuối năm 2050, nhất là chủ trương cho phép tiếp tục triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và nghiên cứu chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam nhằm bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ và phát triển bền vững đất nước.

Đến nay, trước bối cảnh nền kinh tế - xã hội toàn cầu có nhiều biến động; nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam được dự báo vẫn tiếp tục tăng cao, mục tiêu đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, việc tiếp tục triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là hết sức cấp thiết, bảo đảm mục tiêu cung cấp nguồn điện có quy mô công suất đủ lớn, ổn định, là nguồn năng lượng xanh và bền vững.

Ủy ban KHCN &MT đề xuất Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và đưa nội dung này vào Nghị quyết kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu đề xuất chương trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam gắn với nhiệm vụ tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ của đất nước, từng bước làm chủ công nghệ điện hạt nhân. Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý phù hợp về điện hạt nhân; rà soát, hoàn thiện pháp luật có liên quan đến điện hạt nhân.

Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia đầu ngành, gắn với chương trình tổng thể phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân. Nâng cao năng lực trong nước nội địa hóa thiết bị điện hạt nhân.

Thực hiện tuyên truyền, thông tin đại chúng để tạo sự đồng thuận trong xã hội về phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và điện hạt nhân.

Nghiên cứu, chuẩn bị hồ sơ điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, phù hợp với tình hình thực tế và pháp luật hiện hành.

Theo Báo Chính phủ

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phiên họp Hội đồng CPTPP cấp Bộ trưởng lần thứ 8

Phiên họp Hội đồng CPTPP cấp Bộ trưởng lần thứ 8

Đoàn đại biểu Việt Nam gồm đại diện các Bộ Ngoại giao, Tư pháp, Công an và Văn phòng Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn.
Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024

Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa có Quyết định số 367/QĐ-TMĐT ban hành Quy chế dành cho các đối tác tham gia Online Friday 2024.
Việt Nam – Canada thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và năng lượng

Việt Nam – Canada thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp và năng lượng

Ngày 26 tháng 11 năm 2024, trong khuôn khổ chuyến công tác của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tham dự Phiên họp Hội đồng CPTPP lần thứ 8 tại Vancouver, Canada, đã diễn ra Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Canada, với chủ đề Tăng cường kết nối trong lĩnh vực sản xuất và năng lượng, do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì.
Giá xăng dầu bật tăng, mặt hàng RON95-III lên ngưỡng 20.857 đồng mỗi lít

Giá xăng dầu bật tăng, mặt hàng RON95-III lên ngưỡng 20.857 đồng mỗi lít

Từ 15 giờ ngày 28/11, giá xăng E5 RON92 tăng 497 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 329 đồng/lít. Cùng đó, dầu diesel tăng 268 đồng/lít; dầu hỏa tăng 221 đồng/lít và dầu mazut tăng 111 đồng/kg.
Công điện của Bộ Công Thương về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Công điện của Bộ Công Thương về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện 9611/CĐ - BCT ngày 26 tháng 11 năm 2024 về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
Bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực Công Thương

Bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực Công Thương

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 25/2024/TT-BCT bãi bỏ toàn bộ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành, liên tịch ban hành.
Quy định về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Quy định về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BCT quy định vận hành Thị trường bán buôn điện cạnh tranh.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận