23 tỉnh, bộ còn tồn tại website bị lợi dụng cài nội dung độc hại
Số lượng điểm yếu, lỗ hổng nêu trên là rất lớn, do đó Cục An toàn thông tin đã chỉ đạo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia triển khai đánh giá, xác định các lỗ hổng nguy hiểm, có ảnh hưởng trên diện rộng và hướng dẫn các bộ, ngành khắc phục. Đặc biệt, có một số lỗ hổng đã và đang được các nhóm tấn công lợi dụng để thực hiện các cuộc tấn công APT. Tuy nhiên, một số lỗ hổng vẫn còn tồn tại trên nhiều máy chưa được xử lý.
![]() |
Bên cạnh các điểm yếu/lỗ hổng ghi nhận, Hệ thống kỹ thuật của NCSC còn phân tích và phát hiện nhiều máy tính của cơ quan nhà nước có kết nối đến địa chỉ IP/Domain nghi ngờ độc hại.
Cũng trong tháng qua, NCSC đã ghi nhận 492.105 địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong mạng botnet (tăng 5.67% so với tháng 10/2023), trong đó có 194 địa chỉ IP của cơ quan, tổ chức nhà nước (15 địa chỉ IP bộ/ngành, 179 địa chỉ IP tỉnh/thành).
Bên cạnh đó, trong thời gian qua, có rất nhiều website của cơ quan Nhà nước bị lợi dụng để cài cắm, đăng tải, chuyển hướng hoặc liên kết với nội dung quảng cáo không phù hợp như: game bài, cờ bạc…
Ngày 19/12/2022, Bộ TT&TT đã phát hành cảnh báo số 6327 về việc rà soát nội dung không phù hợp trên website của cơ quan Nhà nước (.gov.vn).
Cục An toàn thông tin phát hành cảnh báo diện rộng số 381 ngày 17/3/2023 và cảnh báo diện rộng số 972 ngày 19/6/2023 về việc rà soát nội dung không phù hợp trên website của cơ quan Nhà nước (.gov.vn).
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, NCSC tiếp tục ghi nhận có 23 đơn vị (14 tỉnh/thành, 9 bộ/ngành) còn tồn tại các website của đơn vị bị lợi dụng để tải lên số lượng lớn tệp tin có nội dung độc hại.
Những tệp tin này xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google và thực hiện chuyển hướng người dùng sang website khác khi người dùng truy cập đường dẫn.
Điều này sẽ trở nên nguy hiểm và nghiêm trọng nếu bị lợi dụng để đăng tải, phát tán những nội dung xấu độc, xuyên tạc về chủ quyền, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
9 bộ, ngành còn tồn tại trang web bị lợi dụng để tải nội dung độc hại bao gồm: Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Thanh tra Chính phủ.
14 tỉnh, thành phố còn tồn tại các website của đơn vị bị lợi dụng để tải lên số lượng lớn tệp tin có nội dung độc hại gồm: Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh, Kon Tum, Lai Châu, Quảng Bình, Quảng Ninh, Quảng Trị, Thái Nguyên, Đăk Lăk, Hà Giang, Phú Thọ, Quảng Nam.
Cùng chuyên mục
Tin khác

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Tập trung hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết đặt mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương để đạt 8% trở lên năm 2025

Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển

Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025

Chính phủ năm 2025: Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá
Đọc nhiều / Mới nhận

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Bắc Kạn phát hiện, thu giữ hơn 2,4 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội 10 cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thông tin về vụ việc xảy ra cháy tại Trạm biến áp 500kV Long Thành (Đồng Nai)

Sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025
