39 công ty lừa đảo xuyên biên giới, doanh nghiệp Việt Nam chú ý giao dịch
Theo www.complaintsboard.com, 39 công ty có dấu hiệu lừa đảo trong giao dịch thương mại quốc tế gồm: Công ty TNHH Thương mại Thực phẩm Yejd Al Taam; Ardh Al Nakheel Sharjah; Regal Plus; Royal Deluxe; Oral Star; Freshbazaar (Không có công ty); Dar Al Nukhb; sáng tạo Minsa; Galaxy Delight Xuất nhập khẩu; Năm Sông; Thực phẩm Abid; Thực phẩm Arshmaan; Thực phẩm Organicaa; Thực Phẩm Oral Star; Bán buôn Hàng hóa EZY; Thực Phẩm Thiên Nhiên Xanh; Thực Phẩm Green Cell; Salat Al Ahlam; Sohaz Bab Al Shams; Nho Xanh; Thực phẩm Shahnoor; Sky Link; Hàng hóa Syahm; Hàng hóa Thế kỷ Sáng; Thực phẩm Shorooq Al Deira; Thực phẩm Nhà Xanh; Thực phẩm Marhaba Mới; Thực phẩm FZE; Blue Bay; Zafar Iqbal; Wadi Al Zain; Evergreen; Thực phẩm và Cá Muhammad Asim; Thực phẩm Tháp Xanh; Thực phẩm Makhmali; Thực phẩm Najmat Al Maizan; Thực phẩm ACP; Wahat Al RawahilH.
VPSA đề nghị các doanh nghiệp thận trọng khi giao dịch với các doanh nghiệp này. Đối với khách hàng mới giao dịch lần đầu, có thể nhờ Thương vụ Việt Nam tại nước sở tại kiểm tra thông tin doanh nghiệp nhập khẩu.
Năm 2023, 5 container hồ tiêu, quế, điều và hoa hồi giá trị gần nửa triệu USD đã bị lừa đảo tại thị trường Dubai. Sau đó, nhờ sự hỗ trợ can thiệp của các cơ quan chức năng, các lô hàng đã được đưa về, tuy vậy thiệt hại để theo đuổi các vụ kiện là cực kỳ lớn.
Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết đã hỗ trợ một doanh nghiệp Việt Nam giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo, qua đó giúp công ty tránh được thiệt hại 526.257 USD (tương đương với 13,4 tỷ đồng).
Thông qua sự việc nêu trên, nhằm giảm thiểu rủi ro trong giao dịch kinh doanh thương mại với đối tác các nước tại Tây Á, Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp hết sức lưu ý đối với các hợp đồng giá trị lớn, các đối tác tìm kiếm qua mạng.
Trước khi tiến hành ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thông tin về đối tác, liên hệ các Thương vụ Việt Nam ở nước sở tại hoặc kiêm nhiệm để được hỗ trợ thêm thông tin về đối tác; Chú ý các điều khoản về chế tài trong hợp đồng ký kết, có tính đến rủi ro có thể phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện giao dịch.
Đồng thời, nên phối hợp với một đơn vị giám định độc lập khi tiến hành các thủ tục nhập khẩu, thông quan hàng hóa. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, doanh nghiệp cần khẩn trương liên hệ đến các cơ quan chức năng trong nước, các cơ quan đại diện ngoại giao/thương mại của Việt Nam ở nước ngoài để được hỗ trợ kịp thời.