4 cách bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng

Khi dữ liệu lớn liên tục được thu thập và phân tích, nguy cơ rò rỉ, đánh cắp thông tin và xâm phạm quyền riêng tư ngày càng rõ rệt. Việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trực tuyến cần sự chủ động từ phía người dùng, theo Kaspersky.
Không chỉ chuyên gia bảo mật mà các ngân hàng liên tục đưa ra cảnh báo người dùng về các chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản. (Ảnh minh hoạ)
Không chỉ chuyên gia bảo mật mà các ngân hàng liên tục đưa ra cảnh báo người dùng về các chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản. (Ảnh minh hoạ)

Các chuyên gia an ninh mạng lưu ý người dùng rất cần chủ động trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trên không gian mạng.

Theo VietTimes, vào năm 2023, nhiều cuộc tranh luận liên quan đến lệnh cấm một số ứng dụng phổ biến đã diễn ra tại Brazil, Ireland và Nhật Bản. Tại Mỹ, các cuộc thảo luận về việc ban hành lệnh cấm truy cập TikTok đã dẫn đến những hạn chế của ứng dụng trên các thiết bị do chính phủ Mỹ cấp ở hơn một nửa số bang.

Tuy vậy, không phải lúc nào người dùng cũng sẵn sàng từ bỏ các ứng dụng yêu thích. Đối mặt với các lệnh cấm, họ chọn sử dụng các ứng dụng thay thế để truy cập nội dung yêu thích, chẳng hạn như cài đặt các ứng dụng thay thế hoặc các phiên bản lậu.

Những phiên bản này thường thiếu các chức năng cơ bản, các chính sách bảo mật mơ hồ hoặc vi phạm hoàn toàn quyền của người dùng. Ngoài ra, sau một thời gian nhiều ứng dụng có xu hướng biến mất trên các cửa hàng ứng dụng vì nhiều lý do khác nhau như không đủ số lượng người dùng, điều này đồng nghĩa với việc dữ liệu nhạy cảm có thể rơi vào tay bên thứ ba.

Để hạn chế tình trạng rò rỉ dữ liệu cá nhân, các chuyên gia của Kaspersky hướng dẫn người dùng một số mẹo như sau:

Xem xét kỹ lưỡng trước khi cài đặt bất kỳ ứng dụng nào trên thiết bị công nghệ

Trước khi cài đặt bất kỳ ứng dụng chưa được xác minh trên các thiết bị cá nhân, người dùng nên cân nhắc những ưu và nhược điểm của ứng dụng đó. Các cửa hàng ứng dụng chính thức luôn là lựa chọn tốt nhất và an toàn nhất.

Tìm hiểu về chính sách quyền riêng tư của ứng dụng

Người dùng nên tìm hiểu thêm về cách các quốc gia quản lý quyền của người dùng và xử lý dữ liệu cá nhân. Khi đọc chính sách quyền riêng tư của ứng dụng, điều quan trọng, nên kiểm tra xem ứng dụng có tôn trọng quyền của người dùng hay không và liệu ứng dụng chỉ thu thập dữ liệu mà họ được cấp quyền hay không. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng người dùng có thể liên hệ với bộ phận dịch vụ khách hàng và yêu cầu họ xóa thông tin cá nhân

Chia sẻ dữ liệu quá mức không phải là lựa chọn an toàn

Người dùng nên hạn chế cấp quyền truy cập dữ liệu của ứng dụng vì điều này có khả năng dẫn đến nguy cơ tiết lộ hoặc lạm dụng dữ liệu cá nhân nếu ứng dụng không trang bị đủ các biện pháp bảo mật.

Để ngăn chặn những sự cố này, người dùng nên cân nhắc việc giới hạn quyền truy cập vào nguồn dữ liệu cá nhân như hình ảnh, danh bạ và vị trí, đối với những ứng dụng có thể hoạt động mà không cần đến nguồn thông tin này. Điều này cũng áp dụng cho bộ phận thu âm thanh, hạn chế quyền truy cập micrô sẽ đảm bảo ứng dụng không thu thập thông tin khi “lắng nghe” những đoạn hội thoại của người dùng.

Sử dụng giải pháp bảo mật hiện đại

Các giải pháp bảo mật hiện đại có thể chặn các ứng dụng truy cập thông tin cá nhân, cảnh báo người dùng nếu số điện thoại và dữ liệu của họ bị rò rỉ cũng như cảnh báo họ nếu tệp độc hại đã được tải xuống trên các thiết bị. Ngoài ra còn có các dịch vụ giúp cải thiện tính bảo mật của dữ liệu cá nhân bằng cách làm theo các hướng dẫn đơn giản.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III/2024

Giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và Quý III năm 2024.
Triển khai đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Triển khai đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 700/QĐ-TTg ngày 19/7/2024 ban hành Danh mục nhiệm vụ triển khai Kế hoạch số 13-KH/TW ngày 28/11/2022 của Bộ Chính trị về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại SCIC đến hết năm 2025

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại SCIC đến hết năm 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 690/QĐ-TTg ngày 17/7/2024 phê duyệt “Kế hoạch sắp xếp lại và Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước đến năm 2025".
Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Nghiên cứu thành lập sàn giao dịch xăng dầu

Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5124/VPCP-TH ngày 18/7/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc nghiên cứu thông tin, báo chí phản ánh, kiến nghị về việc thành lập sàn giao dịch xăng dầu.
Thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt trên 1 triệu tỷ đồng

Thu ngân sách 6 tháng đầu năm đạt trên 1 triệu tỷ đồng

Thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trong cân đối lũy kế đến ngày 30/6 đạt 1,027 triệu tỷ đồng và bằng 60,4% dự toán năm 2024. So với cùng kỳ năm 2023, thu NSNN đã vượt 150.972 tỷ đồng và tăng 6,3% về tỷ lệ thực hiện.
Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản

Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản

Văn phòng Chính phủ ban hành Văn bản số 5029/VPCP-TH ngày 16/7/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về việc tháo gỡ vướng mắc khó khăn cho các doanh nghiệp thủy sản.
Chỉ số MXV-Index về mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua

Chỉ số MXV-Index về mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/7, chỉ số MXV-Index rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng qua khi giảm tiếp 0,88% về 2.216 điểm.
ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nâng nhẹ dự báo tăng trưởng cho các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á trong năm 2024. Trong khi đó, ADB duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 là 6%, tương đương với mức dự báo mà ngân hàng này đưa ra hồi tháng 4 vừa qua.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận