4 nhóm giải pháp đảm bảo cung cấp điện 6 tháng cuối năm 2024

Trong 6 tháng cuối năm 2024, các đơn vị cần tiếp tục bám sát kế hoạch để vận hành hệ thống linh hoạt, đảm bảo cung cấp điện.

* Sản xuất công nghiệp tăng trưởng trên diện rộng với 56/63 địa phương

Theo Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương, trong 6 tháng đầu năm 2024, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi mạnh dẫn đến nhu cầu phụ tải điện tăng cao. Tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống 6 tháng ước đạt 151,69 tỷ kWh, cao hơn 776 tr.kWh so với kế hoạch cung cấp điện năm cập nhật tại Quyết định số 924/QĐ-BCT ngày 19/4/2024 của Bộ Công Thương. Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu bình quân trong 6 tháng đầu năm 2024 là 833,5 triệu kWh/ngày, tăng 11,3% so với cùng kỳ 2023.

4 nhóm giải pháp đảm bảo cung cấp điện 6 tháng cuối năm 2024
Bộ Công Thương: Năm 2024 sẽ không xảy ra tình trạng thiếu điện

Theo Quyết định số 924/QĐ-BCT, tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện (tại đầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc năm 2024 là 306,259 tỷ kWh đã được điều chỉnh tăng lên 310,6 tỷ kWh. Trong đó mùa khô là 150,916 tỷ kWh và mùa mưa là 159,684 tỷ kWh.

Như vậy đến thời điểm này, công tác vận hành hệ thống, huy động nguồn điện được duy trì tốt, đảm bảo cung cấp đủ điện cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trên cả nước, nhất là mùa khô năm 2024.

Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong 6 tháng cuối năm 2024, hệ thống điện cơ bản được đảm bảo, dự báo sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu tương đương với kế hoạch đã được phê duyệt.

Báo cáo gần nhất cho thấy, mực nước các hồ thủy điện cuối tháng 6/2024 tương ứng với sản lượng điện là xấp xỉ 6,6 tỷ kWh, cao hơn 1,4 tỷ kWh so với kế hoạch năm (trong đó sản lượng các hồ thủy điện miền Bắc xấp xỉ 4,93 tỷ kWh cao hơn 1,04 tỷ kWh so với kế hoạch năm), đáp ứng mục tiêu giữ mực nước cao để đảm bảo cung ứng điện đến cuối mùa khô.

Đối với nhiệt điện than vẫn đang duy trì trạng thái tốt, không có tổ máy bất khả dụng do thiếu than. Công tác cung cấp than cho sản xuất được đảm bảo.

Với nhiệt điện khí, các tổ máy huy động để đảm bảo khả dụng nguồn, đáp ứng nhu cầu phụ tải và chế độ lưới điện cũng như yêu cầu vận hành của hệ thống cấp khí.

Cùng đó, nguồn năng lượng tái tạo vẫn được huy động theo công bố và khả năng phát dự kiến theo năng lượng sơ cấp của nhà máy có xét đến ràng buộc truyền tải của lưới điện và khả năng hấp thụ của hệ thống.

Tuy nhiên trong tháng 7/2024, tại miền Bắc nếu xảy ra nắng nóng cực đoan keo dài và trong trường hợp các nhà máy nhiệt điện than bị sự cố/suy giảm công suất thì hệ thống điện miền Bắc có gặp khó khăn. Tương tự, tại miền Nam, hệ thống điện có thể gặp khó khăn nếu nguồn khí trong nước suy giảm mạnh, các mỏ khí dừng hoạt động để bảo dưỡng sửa chữa.

Để đảm bảo cung ứng điện cho hệ thống điện Quốc gia, đặc biệt tại khu vực miền Bắc trong các tháng còn lại của năm 2024, Cục Điều tiết Điện lực đã đưa ra 4 nhóm giải pháp.

Cụ thể, về điều hành hệ thống điện và thị trường điện, sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị lập phương thức, điều hành hệ thống điện và thị trường điện tối ưu; xây dựng các kịch bản cung ứng điện, thường xuyên đánh giá độ khả dụng của các nhà máy điện và theo dõi, cập nhật, các yếu tố về sản xuất điện, nhu cầu phụ tải, diễn biến thủy văn để chủ động lập, điều chỉnh kế hoạch vận hành hệ thống điện với mục tiêu đảm bảo cung cấp đủ điện trong mọi tình huống.

Chỉ đạo A0: (i) tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến khí tượng, thủy văn, tình hình nhiên liệu, khả dụng tổ máy và tăng trưởng phụ tải để kịp thời cập nhật điều chỉnh phương thức vận hành phù hợp. Đảm bảo vận hành HTĐ ổn định, an toàn, tin cậy; sẵn sàng, kịp thời thực hiện các biện pháp đảm bảo cung cấp điện; (ii) tăng cường theo dõi tình hình thủy văn, dấu hiệu nước về của từng hồ, tính toán cập nhật phương thức vận hành hàng ngày nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước, đồng thời đảm bảo không suy giảm công suất khả dụng của các nhà máy thủy điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải.

Chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực/Công ty điện lực: (i) sẵn sàng các kịch bản cung ứng điện; (ii) tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 20 về việc tăng cường tiết kiệm điện.

Chỉ đạo các GENCO, đơn vị phát điện: (i) tập trung theo dõi cung ứng than, chuẩn bị các phương án dự phòng nhiên liệu cho sản xuất điện và duy trì mức tồn kho theo quy định. Tiếp tục phối hợp hiệu quả với TKV, TCT Đông Bắc và PVN/PVGas để đảm bảo đủ nhiên liệu (than, khí) cho sản xuất điện theo nhu cầu hệ thống; (ii) chuẩn bị sẵn sàng vật tư thiết bị và phương án xử lý sự cố để sẵn sàng, chủ động xử lý nhanh sự cố nếu có xảy ra; (iii) thực hiện nghiêm công tác quản lý kỹ thuật, kiểm tra, rà soát các quy trình, quy định trong công tác vận hành và sửa chữa bảo dưỡng nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ công tác sửa chữa bảo dưỡng, khắc phục sự cố

Chỉ đạo các Nhà máy thủy điện: Vận hành các hồ chứa an toàn trong mùa lũ năm 2024, khai thác tối ưu nguồn nước và theo dõi, dự báo sát tình hình thủy văn để có phương án tích nước sớm trong giai đoạn cuối mùa lũ để đảm bảo mục tiêu tích nước đến mực nước dâng bình thường vào cuối năm 2024, phục vụ nhu cầu phát điện, đảm bảo cung ứng điện cho mùa khô năm 2025.

Trong tháng 7/2024, đường dây 500kV mạch 3 sẽ hoàn thành

Về đầu tư xây dựng, quyết liệt triển khai, đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng các công trình nguồn điện, lưới điện trọng điểm như các dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng (mục tiêu phát điện năm 2025), Ialy mở rộng (mục tiêu phát điện năm 2024), các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 (từ Quảng Trạch đến Phố Nối), các dự án lưới điện giải tỏa nguồn năng lượng tái tạo, thủy điện nhỏ, mua điện Lào (Trạm cắt Đăk Ooc và Đường dây 220 kV Nậm Sum – Nông Cống mục tiêu hoàn thành trong quý III năm 2024; đường dây 500 kV Moonson – Thạnh Mỹ mục tiêu hoàn thành Quý IV năm 2024) …, trong đó tập trung thực hiện đầu tư xây dựng và nỗ lực để hoàn thành Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Giải pháp về điều chỉnh phụ tải và tiết kiệm điện, Cục yêu cầu các đơn vị ngành điện tăng cường tuyên truyền qua tiết kiệm điện các kênh truyền thông báo chí, mạng xã hội; Thực hiện các biện pháp tuyên truyền có hiệu quả đối với từng nhóm khách hàng sử dụng điện, như: Nhóm khách hàng sản xuất; các hộ gia đình; khách hàng là các đơn vị hành chính sự nghiệp; hệ thống chiếu sáng công cộng, đèn quảng cáo, trang trí; khách hàng kinh doanh dịch vụ, tòa nhà cao tầng, siêu thị, các trung tâm thương mại; nhóm khách hàng học sinh, sinh viên...

Phối hợp chặt chẽ với các với UBND các tỉnh, thành phố; cơ quan, công sở, các địa phương để thực hiện nghiêm và hiệu quả các chương trình, giải pháp tiết kiệm điện theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 08/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các doanh nghiệp để sẵn sàng ứng phó trong trường hợp bất lợi.

Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan cần khẩn trương đàm phán giá với các dự án chuyển tiếp; đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán điện với các dự án đã đến kỳ hòa lưới theo quy định của pháp luật.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tăng cường kết nối với thị trường châu Mỹ, tận dụng lợi thế từ CPTPP

Tăng cường kết nối với thị trường châu Mỹ, tận dụng lợi thế từ CPTPP

Nhằm mang đến cơ hội quan trọng để phân tích và tối ưu hóa các lợi ích mà Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có thể mang lại cho các quốc gia thành viên và các đối tác tại Châu Mỹ, ngày 2/10/2024, Bộ Công Thương đã tổ chức hội thảo “CPTPP: Tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với các đối tác châu Mỹ”.
Doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia vào chuỗi sản xuất ô tô

Doanh nghiệp Việt Nam tích cực tham gia vào chuỗi sản xuất ô tô

Theo thông tin từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), thời gian qua, nhu cầu về phương tiện giao thông tại Việt Nam đang tăng nhanh, là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà sản xuất, kinh doanh ô tô.
Thương mại Việt Nam – Malaysia còn nhiều dư địa phát triển

Thương mại Việt Nam – Malaysia còn nhiều dư địa phát triển

Trong 8 tháng đầu năm 2024, thương mại song phương giữa Việt Nam và Malaysia tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực với kim ngạch đạt 9,62 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 1,9% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Khuyến nghị liên quan đến việc điều tra chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu Việt Nam

Khuyến nghị liên quan đến việc điều tra chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu Việt Nam

Ngày 30/9, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 9/2024 với chủ đề “Khuyến nghị liên quan đến việc điều tra chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu Việt Nam”. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long chủ trì hội nghị. Hội nghị được tổ chức trực tiếp, kết hợp trực tuyến.
Bộ trưởng Bộ Công Thương tham gia đoàn công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ

Bộ trưởng Bộ Công Thương tham gia đoàn công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ

Trong khuôn khổ chuyến công tác, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã tham dự hơn 10 cuộc làm việc, gặp gỡ song phương cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với các Cơ quan quản lý, giới học giả và nhiều Tập đoàn lớn của Hoa Kỳ.
Giá xăng dầu tăng khá mạnh, xăng RON 95 vượt 20.500 đồng/lít

Giá xăng dầu tăng khá mạnh, xăng RON 95 vượt 20.500 đồng/lít

Từ 15 giờ hôm nay 26/9, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng mạnh, trong đó xăng RON 95 tăng 756 đồng/lít, lên mức giá mới 20.518 đồng/lít.
Hợp tác thương mại Việt - Trung tạo động lực phát triển thực chất và hiệu quả

Hợp tác thương mại Việt - Trung tạo động lực phát triển thực chất và hiệu quả

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có tình hữu nghị truyền thống lâu đời. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam coi trọng và xác định phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc là chủ trương nhất quán, lâu dài, là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ có xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc

Điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ có xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc

Ngày 25 tháng 9 năm 2024, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2549/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm ván sợi gỗ có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được phân loại theo các mã HS 4411.12.00, 4411.13.00, 4411.14.00, 4411.92.00, 4411.93.00 và 4411.94.00 (mã vụ việc: AD21).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận