Bài cúng Rằm tháng Giêng 2024 chuẩn văn khấn cổ truyền Việt Nam

Rằm tháng Giêng là ngày lễ quan trọng trong năm theo phong tục của người Việt. Đây là ngày Rằm đầu tiên của năm mới nên mỗi gia đình thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên tổ tiên, ông bà, cầu cho năm mới thuận lợi, bình an.

Ngày Rằm tháng Giêng (15/1 âm lịch) năm nay rơi vào thứ Bảy, ngày 24/2 dương lịch. Vì là ngày cuối tuần nên các gia đình có thời gian, điều kiện chuẩn bị mâm lễ cúng tươm tất.

Sau khi chuẩn bị mâm lễ, gia chủ sẽ đọc bài cúng Rằm tháng Giêng để dâng lên trời Phật, tổ tiên, cầu cả năm sung túc, đủ đầy, sức khỏe.

Bài cúng Rằm tháng Giêng 2024 chuẩn văn khấn cổ truyền Việt Nam
Mâm cơm cúng Rằm đầy đủ theo phong cách người Việt

Sau đây là bài cúng Rằm tháng Giêng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam (NXB Văn hoá Thông tin), bạn đọc có thể tham khảo:

- Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

- Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, thúc bá đệ huynh, cô di tỷ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Khấn xong, vái 3 vái.

Bài cúng Rằm tháng Giêng 2024 chuẩn văn khấn cổ truyền Việt Nam

Nên cúng rằm tháng Giêng trong nhà hay ngoài trời?

Theo chia sẻ của chuyên gia phong thủy Song Hà trên Báo Giáo dục Thời đại, việc cúng rằm nên được tiến hành ở cả trong nhà và ngoài trời để tỏ lòng thành kính với thần, Phật, gia tiên.

Trong đó, mâm cúng quan thần được đặt ở ngoài trời, còn mâm cúng gia tiên đặt ở trong nhà. Lễ cúng rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h) ngày chính rằm - 15/1 Âm lịch. Gia chủ cần thực hiện việc cúng bái ngoài trời trước khi làm lễ cúng trong nhà.

Cúng rằm tháng Giêng ngoài trời

Lễ cúng rằm tháng Giêng ngoài trời nhằm cảm ơn trời đất, thần tiên, Phật thánh cùng các vị anh hùng dân tộc. Những nhà không có sân thì có thể bày lễ ở gian giữa trong nhà hoặc sân thượng. Một số gia đình có điều kiện về không gian còn đặt bốn bàn lễ ở bốn hướng: Hướng bắc thờ Thượng đế, hướng nam thờ các vị thần, hướng tây thờ Phật; hướng đông thờ các vị anh hùng có công với dân với nước.

Mâm cỗ cúng ngoài trời gồm có:

  • Mâm ngũ quả

  • Hương (nên là 3 cây nhang to).

  • 12 đĩa hoa đại diện 12 tháng trong năm.

  • Đèn/nến - 24 hũ nến sáp vàng hoặc đỏ đại diện cho 24 tiết khí trong năm.

  • Trầu cau, muối gạo, trà rượu, quần áo mũ thần nông giấy, lưỡi liềm giấy.

  • Gà luộc

  • Xôi hoặc bánh chưng

Cúng rằm tháng Giêng trong nhà

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng trong nhà có thể là cỗ chay hoặc mặn, hoặc cả hai - gồm cỗ mặn cúng gia tiên và cỗ chay để cúng thần, Phật.

Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng trong nhà dâng lên gia tiên thường có 4 bát, 6 đĩa. Thông thường, 4 bát gồm canh măng, canh bóng, bát miến và mọc; 6 đĩa gồm thịt gà hoặc lợn luộc, giò/chả, nem, món xào, dưa hành, xôi hoặc bánh chưng. Mâm cỗ nên bao hàm đầy đủ các vị: Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi có thể đến trong năm mới.

Ngoài các món mặn, gia đình còn cần chuẩn bị các lễ vật: Hương, hoa, đèn nến, vàng mã, trầu cau, rượu.

Trên ban thờ Phật, lễ vật đều phải là đồ chay thanh đạm với số lượng không quá nhiều. Với mỗi món ăn, gia chủ chỉ cần bày trong đĩa, bát nhỏ hoặc vừa. Lễ vật thường gồm:

  • Hoa quả, chè, xôi

  • Món xào chay

  • Các món đậu

  • Canh măng nấm hoặc canh củ quả chay.

  • Bánh trôi nước.

  • Hương hoa, tiền vàng, đèn nến, trầu cau và rượu trắng.

Trong mâm cỗ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.

Tùy vào phong tục từng nơi cũng như điều kiện kinh tế, thời gian của từng gia đình mà mâm lễ mỗi nhà mỗi khác. Cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà gia đình nên "tùy tiền biện lễ", miễn là thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn và tấm lòng thành kính, tri ân Phật, thánh, tổ tiên.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Thủ tướng Chính phủ: Khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 96/CĐ-TTg ngày 16/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét tại nhiều huyện ở 13 địa phương

Cảnh báo nguy cơ lũ quét tại nhiều huyện ở 13 địa phương

Trung tâm cho biết, trong 24 giờ qua (từ 15h ngày 15/9 đến 15h ngày 16/9), khu vực các tỉnh Bắc Bộ, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum và Gia Lai đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Chiềng Ơn 124,6 mm (Sơn La); Mậu Đông100,6 mm (Yên Bái); Thanh Thủy 135 mm (Phú Thọ); Khâm Đức 103,6 mm (Quảng Nam); Trà Phú 132,4 mm (Quảng Ngãi); Đắk Tờ Kan 112,4 mm (KonTum); Ia Piơr 110,2 mm (Gia Lai);...
Đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng

Đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho hay tính đến sáng 16/9 đã khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão và lũ lụt (tương ứng với tỷ lệ 98%).
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 15/9/2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký các quyết định xuất cấp lương thực, vật tư, trang thiết bị, hóa chất khử khuẩn từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tập trung cao độ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...
Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi

Ngày 13/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc ký công điện số 03/CĐ-BTC gửi các cơ quan ban ngành, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị, tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính đề nghị đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá sau bão Yagi.
21 tỉnh, thành phố cần tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm

21 tỉnh, thành phố cần tổ chức ứng trực đê suốt ngày đêm

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi 21 tỉnh thành phố về việc đảm bảo an toàn chống lũ của đê trong quá trình vận hành các trạm bơm tiêu.
Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng: Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận