Bảo vệ, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh trong ngành Công Thương

Qua hơn 94 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, 38 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 33 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng.

Đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đảng ta luôn phải đối mặt với nhiều âm mưu, thủ đoạn chống phá, công kích của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị. Không từ một thủ đoạn nào, bọn chúng ra sức gây nhiễu, tạo khoảng trống ý thức hệ trong cán bộ, đảng viên, kích động, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hòng làm lung lạc niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Bảo vệ, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh trong ngành Công Thương
(Nguồn: Sưu tầm Internet)

Tuy vậy, Trong bối cảnh, cục diện tình hình thế giới khu vực, trong nước có cả thuận lợi, thời cơ cũng như khó khăn, thách thức đan xen, Đảng ta phải giải quyết thành công nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn. Bối cảnh mới đã đặt ra những yêu cầu mới đối với các cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng. Thời gian qua, tình hình bối cảnh, cục diện thế giới, khu vực đã diễn biến theo hướng nhanh hơn, phức tạp hơn, thách thức nhiều hơn, gay gắt hơn, thể hiện tập trung trên những vấn đề chủ yếu sau: Hòa bình, hợp tác, phát triển là nguyện vọng là đòi hỏi bức thiết của mọi quốc gia dân tộc và vẫn là xu thế chung. Nhân loại đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc, “chiến tranh lạnh”… Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới lại đối mặt với hàng loạt vấn đề tác động rất tiêu cực đến môi trường kinh tế, chính trị, an ninh như tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, tài nguyên, xung đột tôn giáo, sắc tộc, hoạt động khủng bố, chiến tranh cục bộ, chiến tranh mạng… đe dọa nền hòa bình của các quốc gia, dân tộc. Do vậy, hòa bình, hợp tác, phát triển là vấn đề trọng tâm của thời đại, là nội dung cốt lõi trong chiến lược của mọi quốc gia trên thế giới, song đang đối mặt với những trở ngại, khó khăn, thách thức to lớn. Thời gian qua, trong xu hướng vừa hợp tác vừa cạnh tranh thì mặt cạnh tranh dẫn tới nguy cơ xung đột và xung đột gia tăng đáng kể. Tiêu biểu nhất của xu hướng này là cuộc xung đột ở Ucraina, các cuộc xung đột ở Trung Đông, mới nhất là ở dải Gaza,…

Trong công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử cả về nhận thức lý luận và thực tiễn. Nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ hơn, ngày càng được bổ sung, phát triển qua các kỳ đại hội đảng. Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn biến đổi của tình hình thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam đã có cách tiếp cận tình hình quốc tế và thời đại ngày càng phù hợp hơn và sâu sắc hơn; nhận thức đầy đủ hơn tính chất lâu dài, quanh co phức tạp của thời đại quá độ lên CNXH và đánh giá đúng hơn những mâu thuẫn cũng như tiềm năng phát triển của CNTB hiện đại, thấy rõ hơn các xu hướng biến đổi của tình hình thế giới và khu vực, từ đó đưa ra chính sách phù hợp.

Thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta, những năm gần đây, các thế lực thù địch hướng trọng tâm vào chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, coi đó là “mũi đột phá”, “cây cầu dẫn vào trận địa” để chống Đảng, chống chế độ ta. Họ ra sức lợi dụng xuyên tạc, công kích, phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là một tất yếu lịch sử vì nó bắt nguồn từ “sự lạc hậu, lỗi thời của bản thân chủ nghĩa Mác - Lênin”; và bởi, “chủ nghĩa xã hội mà Mác nêu ra chỉ là một lý tưởng, một chủ nghĩa xã hội “không tưởng”, không bao giờ thực hiện được”; “Chủ nghĩa Mác - Lênin không phù hợp với hiện thực Việt Nam”, v.v. Không những thế, họ còn công kích, đối lập chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc con đường phát triển của dân tộc đã được Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta lựa chọn. ,... Chúng cố tình quên rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã giành chính quyền từ tay ngoại xâm để xây dựng một nước Việt Nam mới độc lập, tự chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi qua các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc mà còn cả trong xây dựng đất nước. Thành tựu của sự nghiệp đổi mới, đời sống của người dân được cải thiện và nâng cao… là minh chứng sinh động nhất cho việc Đảng là đại diện cho ý nguyện và lợi ích của nhân dân. Nhân dân thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng, gọi Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng ta. Đó là trách nhiệm chính trị, nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị; trong đó người cán bộ quản lý là một trong những lực lượng tiên phong, đi đầu và luôn xác định rõ. Bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là bảo vệ nền tàng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, quyết định sự sống còn của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điểm sai trái, thù địch năm 2024 còn gặp không ít những khó khăn thuận lợi đan xen.

Bảo vệ, khẳng định giá trị, sức sống trường tồn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay

Hiện nay và những năm sắp tới, lợi dụng những khó khăn, những diễn biến phúc tạp của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, các thế lực thù địch dang và sẽ tiếp tục ra sức chống phá cách mạng Việt Nam, chống phá công cuộc đổi mới đất nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Nhân dân ta. Đặt biệt là tiếp tục công kích, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để đi tới xóa bỏ nền tảng lý luận của Đảng ra khỏi đời sống tinh thân của xã hội ta. Xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Truyền bá hệ tư tưởng tư sản phản động, xuyên tạc, hạ thấp, phủ nhận để đi tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, hòng làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cùng với âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, thì những diễn biến trong đời sống xã hội, sự tác động từ những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế đã làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân phai nhạt lý tưởng, giảm sút lòng tin, chạy theo lối sống thực dụng, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

Bảo vệ, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh trong ngành Công Thương
(Nguồn: Sưu tầm Internet)

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Trong đó, báo chí giữ vai trò tiên phong, đấu tranh công khai trên mặt trận này.

Trên mỗi chặng đường phát triển của nước ta, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội vẫn ráo riết không từ bỏ ý đồ chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng; lợi dụng sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, công nghệ internet và các trang mạng xã hội để có những hoạt động tinh vi, xảo quyệt hơn nhằm xóa bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Họ thường xuyên, liên tục cấu kết với các thế lực phản động trong và ngoài nước loan tin bịa đặt, vu cáo, công kích chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cao cấp, truyền bá tư tưởng chống cộng cực đoan, phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Do đó, công cuộc bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ rất cần sự phối hợp trách nhiệm, đồng bộ, hệ thống của Đảng nói riêng và ngành Công thương nói chung.

Với sự bùng nổ của công nghệ truyền thông và internet, các thế lực thù địch sử dụng các kênh phát thanh, truyền hình trực tuyến làm công cụ, tạo lập diễn đàn, thường xuyên tổ chức các chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc, bịa đặt, chống phá Đảng, Nhà nước. Những năm gần đây, họ triệt để lợi dụng mạng xã hội lập ra hàng ngàn kênh truyền thông, trong đó có những kênh thu hút hàng trăm ngàn lượt đăng ký, lượt theo dõi để tuyên truyền, gieo rắc tư tưởng độc hại, phá hoại niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Bảo vệ, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh trong ngành Công Thương
(Nguồn: Sưu tầm Internet)

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với xu thế phát triển của thế giới, thời đại công nghệ 4.0, tốc độ chuyển đổi số nhanh chóng, nhất là khi ngành Công Thương là ngành tiên phong trong chuyển đổi số sẽ mở ra nhiều thời cơ, vận hội để phát triển, hội nhập quốc tế song cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức khi các đối tượng, thế lực thù địch bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn, công nghệ chống phá Đảng, Nhà nước nói chung và ngành Công Thương nói riêng.

Bộ Công Thương đã xác định một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong giai đoạn tới là triển khai hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm tạo nền tảng vững chắc giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, khai thác tốt các cơ hội từ các hiệp định thương mại để phát triển sản xuất và xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thực hiện mưu đồ chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch tiến hành mọi thủ đoạn nhằm xuyên tạc, bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, kiên quyết đấu tranh bác bỏ luận điệu xuyên tạc này sẽ góp phần quan trọng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.

Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập đến nay, trải qua 94 năm xây dựng và phát triển, Đảng lãnh đạo đất nước ta đi từ thắng lợi này, đến thắng lợi khác. Để đạt được những thành tựu đó, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn thực hiện song song hai nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt đó là xây dựng, tổ chức thực hiện đường lối chính trị và kiên quyết đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nhận diện, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc bản chất khoa học, cách mạng, ý nghĩa thời đại của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Do vậy, nhận diện, đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đang là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Bảo vệ, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh trong ngành Công Thương
(Nguồn: Sưu tầm Internet)

Trước hết, phải nhận diện được thủ pháp của các luận điệu xuyên tạc bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay. Đứng trước một học thuyết khoa học, cách mạng như chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các thế lực thù địch thường tìm cách cài lỗi logíc trong những lập luận để xuyên tạc, phủ nhận thì mới hy vọng đánh lừa được nhận thức nhân dân. Họ thường đánh tráo khái niệm hoặc thêm hay bớt từ ngữ trong các luận điểm của các nhà kinh điển, làm biến dạng nội dung, đưa ra những tiền đề không đầy đủ cho các bước suy luận, rồi rút ra kết luận xuyên tạc bản chất có chủ đích. V.I. Lênin chỉ rõ: “Vì ngụy biện là một mặt lập luận xuất phát từ một tiền đề không có cơ sở, và được người ta thừa nhận và không phê phán, không suy nghĩ chín chắn ”. Đặc biệt, trong đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận những thủ thuật trong thuật ngụy biện làm cho chúng ta rất khó nhận thấy sự sai trái, phản khoa học và càng khó xác định bản chất phản động ở mặt chính trị. Tinh vi hơn nữa là họ lợi dụng những hiện tượng tiêu cực có tính đơn lẻ trong đời sống xã hội để cường điệu hóa thành cái phổ biến, bản chất. Từ thành tựu cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại; cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra nhiều đột phá mới, có tác động mạnh mẽ, thậm chí ngoài sức tưởng tượng của con người đối với tăng trưởng kinh tế và họ đã lợi dụng điều đó như một “kênh” để xuyên tạc bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Thông qua những thành tựu ấy họ quảng bá, ca tụng văn minh phương Tây và bôi nhọ chủ nghĩa xã hội, làm lu mờ vấn đề chính trị, xóa nhòa sự khác biệt cơ bản giữa hai hệ tư tưởng tư sản và vô sản. Trong khi chủ nghĩa Mác - Lênin tiếp cận, luận giải sự phát triển của lịch sử, xã hội có tính tổng hợp cả kinh tế, chính trị và văn hóa,… thì họ lảng tránh, ngụy biện bằng cách tiếp cận có tính đơn tuyến, tuyệt đối hóa phát triển văn minh.

Bảo vệ, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh trong ngành Công Thương
(Nguồn: Sưu tầm Internet)

Nhận diện, đấu tranh phản bác sự xuyên tạc bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phải vận dụng phương pháp vạch lỗi logíc trong các luận điểm của các thế lực thù địch, vừa phải nghiên cứu, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới, thực hiện thắng lợi mục tiêu sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hiện nay, tình hình thế giới cũng như trong nước liên tục vận động, biến đổi. Do vậy, quan điểm của Đảng cũng phải không ngừng bổ sung, hoàn thiện và phát triển, nhằm làm sáng rõ hơn bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện mới. Đó là việc làm hợp quy luật. Tuy nhiên, trong quá trình đó, các thế lực thù địch cũng không ngừng xuyên tạc, phủ nhận, chống phá một cách quyết liệt. Do vậy, chúng ta cần tiếp tục củng cố lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng để làm tiền đề cho các khâu, các bước tiếp theo, nếu không rất dễ bị dao động trước sự xuyên tạc, phủ nhận trong quá trình đổi mới. Việc bảo vệ, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề mang tính quy luật, đồng thời là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, tác động đến sự tồn vong của chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đã và đang xây dựng. Đây vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt của ngành Công Thương, vừa là nhiệm vụ thường xuyên, cơ bản, lâu dài. Do đó, để bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

Một là, tăng cường công tác tuyên truyền chủ nghĩa Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị ngành Công Thương.

Tập trung tuyên truyền sâu rộng bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho nó thấm sâu vào đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần, định hướng tư tưởng cho xu thế phát triển trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các cấp, ngành, nòng cốt là cơ quan báo chí, học viện, nhà trường, viện nghiên cứu cùng với đội ngũ cán bộ, đảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên phải phối hợp chặt chẽ, tích cực tuyên truyền về vấn đề này, với nội dung, hình thức, phương pháp thiết thực, hiệu quả, có tính định hướng cao. Thông qua đó, làm cho công chức, người lao động ngành Công Thương và các tầng lớp nhân dân có nhận thức đúng, đủ những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đây là việc làm thường xuyên, liên tục và lâu dài.

Cùng với đó, phải đẩy mạnh đổi mới công tác giáo dục chính trị, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Không có lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học thì không thể có lập trường giai cấp vững vàng. Vì vậy, công chức, người lao động ngành Công Thương phải chịu khó học tập lý luận Mác - Lênin, học tập đường lối, chính sách của Đảng; đồng thời phải học tập văn hóa, kỹ thuật và nghiệp vụ”. Chỉ thị 23-CT/TW, ngày 09/02/2018 của Ban Bí thư: “Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới”. Theo đó, cần đổi mới mạnh mẽ, phát triển đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để cập nhật những nội dung mới, phù hợp tình hình hiện nay. Đặc biệt, cần chú trọng việc giáo dục lý luận chính trị cho công chức, người lao động ngành Công Thương; xây dựng chương trình đào tạo lý luận chính trị phù hợp với đối tượng, khắc phục sự chồng chéo, trùng lặp, phù hợp với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, bám sát thực tiễn, nâng cao tính thiết thực.

Hai là, tích cực đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch.

Các cấp cần chủ động tổ chức tọa đàm, đối thoại với những công chức, người lao động có ý kiến khác hoặc trái với đường lối, quan điểm của Đảng nhằm giải tỏa bức xúc, tăng cường sự đồng thuận xã hội, sự nhất trí trong nội bộ Đảng nói riêng và ngành Công thương nói chung. Quản lý chặt chẽ internet, mạng xã hội theo đúng quy định của pháp luật; tăng cường thông tin đối ngoại và thông tin nội bộ, nhằm nâng cao tính thuyết phục, tính chiến đấu của công tác tư tưởng, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trước yêu cầu mới.

Ba là, đẩy mạnh nghiên cứu chủ nghĩa Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tiến hành tổng kết thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.

Chủ nghĩa Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - bộ phận cơ bản trong nền tảng tư tưởng của Đảng có sức sống trường tồn, phải tích cực nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để bổ sung, làm phong phú lý luận chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi vì, dù là lý luận khoa học, cách mạng, nhưng không có nghĩa mọi nguyên lý, lý luận đó đều đúng với mọi thời đại. Cho nên, trước hết phải học tập phương pháp luận mác-xít, còn các nguyên lý, lý luận phải có sự kế thừa, bổ sung và phát triển. Thông qua đó, có kết quả nghiên cứu khoa học nhằm góp phần bổ sung, phát triển sáng tạo, nâng lên tầm cao mới của chủ nghĩa Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với yêu cầu thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổng kết thực tiễn qua 90 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã làm sáng tỏ thêm tính đúng đắn của hệ tư tưởng này. Đồng thời, đưa ra những vấn đề mới để vận dụng chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với sự phát triển của thực tiễn, tránh rập khuôn, giáo điều, máy móc.

Bốn là, phát huy vai trò của cơ quan chức năng trong bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Bảo vệ, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng nói chung, chủ nghĩa Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng là trách nhiệm của mọi cấp, ngành, lực lượng, của cả hệ thống chính trị. Tăng cường xây dựng chuyên trang, chuyên mục, chương trình, tăng thời lượng đăng tải các tin, bài đấu tranh phản bác, vạch rõ tính chất phản động, phản khoa học của những quan điểm, luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Cơ quan chức năng tiếp tục duy trì, thực hiện chế độ giao ban phản ánh tình hình, trao đổi thông tin, thống nhất biện pháp phối hợp đấu tranh, góp phần ngăn chặn mọi âm mưu, hành động móc nối, tập hợp lực lượng của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội, bất mãn kích động, chống đối, chia rẽ nội bộ Đảng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc; không để chúng lợi dụng những yếu kém, bất cập trong quản lý, điều hành của Đảng và Nhà nước để xuyên tạc, bôi nhọ, phủ nhận chủ nghĩa Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Cùng với đó, cần chú trọng tổ chức lực lượng tác chiến trên không gian mạng, lực lượng chuyên sâu đấu tranh trực diện với các quan điểm sai trái trên internet. Hình thành các trang web cá nhân của lực lượng nòng cốt, mở rộng, phát triển các bloger, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin để cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật để chặn lọc thông tin mạng, không để các thế lực thù địch lợi dụng internet chống phá ta.

Như vậy, việc bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới cũng là góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch. Đây là một nội dung cơ bản, cấp bách, mang tính sống còn của cách mạng Việt Nam, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; đòi hỏi sự thống nhất cao về nhận thức trong nghiên cứu và thực hiện các giải pháp nêu trên, trong đó, lực lượng làm công tác tư tưởng, lý luận, báo chí là nòng cốt, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng, cũng như sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá” trong nội bộ.

2. Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

3. Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 09/2/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm khuyết điểm

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm khuyết điểm

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Đảng ủy Cục QLTT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng

Đảng ủy Cục QLTT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng

Thi hành Quyết định số 1427-QĐ/TU ngày 24/10/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về tặng Huy hiệu Đảng. Chiều ngày 19/11/2024, Đảng ủy Cục Quản lý thị trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Anh Minh, Đảng viên Chi bộ 3 thuộc Đảng bộ Cục QLTT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc

Tại cuộc tiếp xúc với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai nhận thức chung cấp cao và các tuyên bố chung, văn kiện đã ký kết trong các chuyến thăm cấp cao hai nước thời gian qua.
Đảng bộ Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng đạt giải khuyến khích trong Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024

Đảng bộ Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng đạt giải khuyến khích trong Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024

Hưởng ứng Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức, Đảng bộ Cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng đã có 03 tác phẩm dự thi. Kết quả, tác phẩm “Phòng, chống tham nhũng - cuộc chiến không khoan nhượng” của tác giả: Trần Ngọc Trân - Phó Bí thư Chi bộ 1 đạt giải khuyến khích.
Đoàn kiểm tra Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên làm việc với Đảng uỷ Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên

Đoàn kiểm tra Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh Thái Nguyên làm việc với Đảng uỷ Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên

Thực hiện Quyết định số 2392-QĐ/ĐUK ngày 01/10/2024 của Đảng uỷ khối các cơ quan tỉnh về việc kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quy hoạch, rà soát, bổ sung quy hoạch cấp uỷ nhiệm kỳ 2020-2025, nhiệm kỳ 2025-2030; công tác lãnh đạo, chỉ đạo đại hội nhiệm kỳ 2025-2030 đối với các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh; Đoàn kiểm tra của Đảng uỷ khối làm việc với Đảng uỷ Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên trong ngày 13/11/2024.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp Tổng thống Indonesia

Chủ tịch nước Lương Cường gặp Tổng thống Indonesia

Chiều 15/11 theo giờ địa phương, nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Ngày 13/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận