Bộ Chính trị: Cán bộ cố tình trì hoãn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm sẽ bị tạm đình chỉ công tác

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường vừa ký ban hành quy định 148 về thẩm quyền của người đứng đầu, trong việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết hoặc khi có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Nghiêm cấm lợi dụng tạm đình chỉ công tác vì mục đích cá nhân

Quy định áp dụng với người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị (gọi tắt là người đứng đầu cơ quan), cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị và đơn vị sự nghiệp công lập (gọi chung là cán bộ).

Việc tạm đình chỉ công tác với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định.

Các chức danh cấp ủy viên, đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, các chức danh tư pháp, ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và ủy viên ban chấp hành các tổ chức chính trị - xã hội thì việc tạm đình chỉ thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật và điều lệ của tổ chức.

Bộ Chính trị nêu rõ, người đứng đầu thực hiện tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới phải bảo đảm ngăn chặn kịp thời tác động tiêu cực, gây cản trở việc xem xét, xử lý vi phạm đối với cán bộ. Nghiêm cấm lợi dụng việc tạm đình chỉ công tác vì mục đích cá nhân.

Người đứng đầu khi đã có thông báo nghỉ hưu, thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc đang bị xem xét kỷ luật, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo phải báo cáo và được sự đồng ý của thường trực cấp ủy cấp trên trực tiếp (hoặc cấp ủy cấp trên trực tiếp đối với những tổ chức đảng không có thường trực cấp ủy) trước khi thực hiện thẩm quyền tạm đình chỉ công tác.

Quy định cũng nêu rõ tạm đình chỉ công tác là việc buộc cán bộ dừng thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong thời hạn nhất định. Tạm đình chỉ công tác không phải là hình thức kỷ luật.

5 căn cứ để người đứng đầu ra quyết định tạm đình chỉ công tác

Quy định 148 của Bộ Chính trị quy định rõ 5 căn cứ để người đứng đầu ra quyết định tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới trong trường hợp cần thiết.

Cụ thể, cán bộ có hành vi vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống gây ảnh hưởng tiêu cực, bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến uy tín tổ chức, cá nhân.

Cán bộ cố tình trì hoãn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Cán bộ có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực thi công vụ.

Cán bộ đang bị xem xét, xử lý kỷ luật mà cố ý trì hoãn, trốn tránh không thực hiện yêu cầu của cấp có thẩm quyền trong quá trình xem xét, xử lý vi phạm của bản thân hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, của người khác để tác động, gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý.

Cán bộ bị kỷ luật đảng bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức và đang trong thời gian chờ xem xét, xử lý chức vụ chính quyền mà nếu tiếp tục công tác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị.

Thời hạn tạm đình chỉ công tác trong trường hợp cần thiết không quá 15 ngày làm việc. Nếu phải gia hạn thì thời gian gia hạn tạm đình chỉ công tác tối đa không quá 15 ngày làm việc.

Bộ Chính trị cũng quy định rõ 2 căn cứ tạm đình chỉ công tác trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng. Cụ thể, cán bộ bị khởi tố để phục vụ công tác điều tra.

Trong quá trình xem xét, xử lý hành vi vi phạm của cán bộ, có cơ sở xác định phải xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc xử lý bằng pháp luật hình sự mà cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có văn bản đề nghị tạm đình chỉ công tác với cán bộ.

Trong trường hợp này, thời hạn tạm đình chỉ thực hiện theo đề nghị của cơ quan tiến hành tố tụng; thanh tra; kiểm tra; kiểm toán; thi hành án.

Theo quy định 148, người đứng đầu phải có trách nhiệm kịp thời ra quyết định tạm đình chỉ công tác với cán bộ cấp dưới khi có một trong những căn cứ trên.

Người đứng đầu phải kịp thời hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác trong trường hợp không đúng quy định hoặc khi có kết luận không vi phạm, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ.

Quyết định tạm đình chỉ công tác, quyết định hủy bỏ tạm đình chỉ công tác phải được công bố trong cơ quan, đơn vị nơi cán bộ công tác và gửi đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.

Với cán bộ bị tạm đình chỉ công tác, phải chấp hành quyết định, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan và chấp hành yêu cầu của người đứng đầu, cấp có thẩm quyền trong quá trình xác minh, làm rõ, xử lý vi phạm.

Cùng với đó, có quyền đề nghị người đứng đầu xem xét lại quyết định nếu có căn cứ xác định việc tạm đình chỉ công tác không đúng quy định.

Cán bộ được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi được cơ quan chức năng kết luận không vi phạm, không bị xử lý vi phạm.

Chế độ, chính sách với cán bộ trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện như trước thời điểm bị tạm đình chỉ công tác.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị toàn quốc tổng kết xây dựng Đảng 2024, định hướng chiến lược cho năm mới

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị toàn quốc tổng kết xây dựng Đảng 2024, định hướng chiến lược cho năm mới

Sáng 16/12, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trực tuyến tới các điểm cầu trên cả nước.
Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW: Đánh giá toàn diện và định hướng phát triển

Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW: Đánh giá toàn diện và định hướng phát triển

Sáng 12/12, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Hội nghị do Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì.
Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với Bộ Công an

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với Bộ Công an

Sáng 11/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm và làm việc với Bộ Công an.
Đảng bộ Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị Kiểm điểm tập thể, cá nhân lãnh đạo quản lý năm 2024

Đảng bộ Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị Kiểm điểm tập thể, cá nhân lãnh đạo quản lý năm 2024

Sáng ngày 06/12/2024, Đảng bộ Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị Kiểm điểm tập thể, cá nhân lãnh đạo quản lý năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế Trung ương

Sáng 9/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm và làm việc với Ban Kinh tế Trung ương về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng khóa XIII đến nay và phương hướng, nhiệm vụ đến hết nhiệm kỳ.
Cục QLTT tỉnh Nghệ An tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Cục QLTT tỉnh Nghệ An tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng ngày 02/12/2024, Đảng bộ Cục QLTT tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Ngày 3/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, báo cáo kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Hội nghị kiểm điểm, đánh giá tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên

Hội nghị kiểm điểm, đánh giá tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên

Ngày 29/11/2024, Đảng ủy Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị kiểm điểm, đánh giá tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy. Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Mai Thị Nhài – Phó Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh; đồng chí Tạ Đình Dũng- Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục QLTT, cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy Cục QLTT.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận