Cảnh báo lừa đảo đưa lao động thời vụ đi Hàn Quốc

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa phát đi cảnh báo đến người lao động về tình trạng nhiều tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo đưa lao động thời vụ sang Hàn Quốc làm việc trái phép.

Thời gian vừa qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo, khuyến cáo tới người lao động, vẫn tiếp tục xảy ra tình trạng đối tượng môi giới thông tin, lừa đảo người lao động có nhu cầu đi làm việc thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hàn Quốc theo diện visa E8.

Cảnh báo lừa đảo đưa lao động thời vụ đi Hàn Quốc
Ảnh minh họa

Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định đây là chương trình hợp tác trực tiếp giữa địa phương của Việt Nam với địa phương của Hàn Quốc trên cơ sở bản Thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa địa phương hai nước để tuyển chọn đưa người lao động cư trú tại địa phương sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình này.

Đến nay, 17 địa phương gồm: Đà Nẵng, Đồng Tháp, Thái Bình, Hà Nam, Thừa Thiên Huế, Cà Mau, Quảng Bình, Hậu Giang, Hà Giang, Lai Châu, Tuyên Quang, Nam Định, Đăk Lăk, Yên Bái, Lâm Đồng, Bạc Liêu và Phú Yên đã ký thỏa thuận với địa phương của Hàn Quốc để đưa lao động thời vụ đi làm việc tại Hàn Quốc theo thị thực E-8.

Tại các địa phương triển khai chương trình này, việc tuyển chọn, làm hồ sơ, thủ tục và đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc do cơ quan chức năng của địa phương được giao nhiệm vụ thực hiện.

Để tránh bị lừa đảo, Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo người lao động có nhu cầu đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình lao động thời vụ visa E8 chỉ liên hệ trực tiếp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội địa phương nơi cư trú để tìm hiểu cụ thể thông tin liên quan, tuyệt đối không nghe theo các thông tin quảng cáo không chính thống và không liên hệ với các tổ chức, cá nhân trung gian, môi giới.

Người lao động cũng có thể liên hệ với Cục Quản lý lao động ngoài nước theo số điện thoại 0243.8.249.517, số máy lẻ 511, 304 để tìm hiểu thông tin liên quan.

Điều kiện tham gia chương trình làm việc thời vụ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hàn Quốc theo diện visa E8 là lao động tuổi từ 30-50, là công dân cư trú dài hạn tại địa phương ký thỏa thuận; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có tiền án và không thuộc diện cấm không được xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật; có đủ sức khỏe để đi làm việc ở nước ngoài; đang làm việc trong lĩnh vực ngành nông nghiệp, ngư nghiệp…

Về quyền lợi, người lao động được trả lương theo mức lương tối thiểu quy định hàng năm của Hàn Quốc (Từ ngày 1/1/2025, Hàn Quốc sẽ áp dụng mức lương tối thiểu trong tính theo giờ là 10.030 won/giờ, mức lương tối thiểu tính theo tháng là 2.096.270 won). Tiền làm thêm giờ, làm vào các ngày nghỉ theo Luật Lao động của Hàn Quốc.

Về điều kiện ăn ở, người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí nhà ở đảm bảo an toàn vệ sinh cho người lao động trong suốt thời gian người lao động thực hiện hợp đồng, có thiết bị cảm biến cháy nổ, có đầy đủ hệ thống sưởi ấm, làm mát. Chi phí ăn ở được khấu trừ vào tiền lương hàng tháng và phải thỏa thuận rõ với người lao động (mức tham khảo từ 300.000 won đến 400.000 won/tháng).

Người sử dụng lao động hỗ trợ một phần tiền mua vé máy bay khứ hồi cho người lao động. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ đăng ký và chi trả phí bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian làm việc tại Hàn Quốc; cung cấp miễn phí đồ bảo hộ lao động cho người lao động...

Người lao động có trách nhiệm tuân thủ quy định về an toàn lao động trong thời gian làm việc; tuân thủ luật pháp Hàn Quốc, các quy định của địa phương tiếp nhận và về nước ngay sau khi hết hạn hợp đồng.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Khuyến cáo người tiêu dùng trước vấn nạn lừa đảo hỗ trợ cài đặt xác thực sinh trắc học

Khuyến cáo người tiêu dùng trước vấn nạn lừa đảo hỗ trợ cài đặt xác thực sinh trắc học

Trước tình trạng nhiều người dân gặp khó khăn trong việc xác thực sinh trắc học ngân hàng đối với những giao dịch trực tuyến được quy định, lợi dụng việc đó các đối tượng xấu giả danh nhân viên ngân hàng liên hệ khách hàng bằng các hình thức như gọi điện, nhắn tin, kết bạn qua các mạng xã hội (Zalo, Telegram,…) để hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học.
Cảnh báo về chiến dịch tấn công có chủ đích vào các hệ thống quan trọng

Cảnh báo về chiến dịch tấn công có chủ đích vào các hệ thống quan trọng

Trong thời gian gần đây, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia ghi nhận các chiến dịch tấn công nhắm vào các tổ chức và doanh nghiệp với mục tiêu chính là tấn công mạng, đánh cắp thông tin và phá hoại hệ thống.
Cảnh báo hoạt động lừa đảo trong kiểm tra an toàn thực phẩm

Cảnh báo hoạt động lừa đảo trong kiểm tra an toàn thực phẩm

Sở Y tế Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi các địa phương, đơn vị liên quan thuộc ngành về cảnh báo hoạt động lừa đảo trong kiểm tra an toàn thực phẩm.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo giao hàng

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo giao hàng

Trong thời gian gần đây, đường dây nóng của Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Phước đã nhận được nhiều thông tin phản ánh của người dân về tội phạm công nghệ cao lừa đảo với thủ đoạn giả nhân viên gọi điện giao hàng sau đó chiếm đoạt tài sản, đã có nạn nhân mất hàng chục triều đồng.
Cảnh giác trước các lời mời chào "làm nhiệm vụ online"

Cảnh giác trước các lời mời chào "làm nhiệm vụ online"

Các đối tượng thường tạo lập các tài khoản mạng xã hội giả mạo, tự xưng là nhân viên hỗ trợ, mạo danh các công ty uy tín để dẫn dụ và hướng dẫn nạn nhân tham gia vào các “dự án” hoặc nhiệm vụ nạp tiền nhận hoa hồng không có thật.
Phạt hai doanh nghiệp dùng tên định danh phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác

Phạt hai doanh nghiệp dùng tên định danh phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác

Thanh tra Bộ TT&TT đã ra quyết định xử phạt 2 doanh nghiệp vì đã thực hiện các hành vi sai phạm như: Phát tán tin nhắn rác; gửi tin nhắn, gọi điện quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo; gọi điện quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo.
Tham gia đầu tư tiền ảo, người đàn ông bị lừa mất gần 30 tỷ đồng

Tham gia đầu tư tiền ảo, người đàn ông bị lừa mất gần 30 tỷ đồng

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội vừa tiếp nhận tin trình báo của một nạn nhân bị chiếm đoạt số tiền lên đến gần 30 tỷ đồng khi tham gia đầu tư tiền ảo.
Liên tiếp xuất hiện các trò lừa giả danh công an

Liên tiếp xuất hiện các trò lừa giả danh công an

Thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện, tự xưng là cán bộ Công an, Cảnh sát khu vực, yêu cầu người dân tải ứng dụng trên điện thoại để làm thủ tục cấp căn cước trực tuyến.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận