Cảnh báo một số thủ đoạn lừa đảo dịp sát Tết

Những chiêu trò lừa đảo qua điện thoại, mạng xã hội ngày càng phức tạp được nhiều kẻ xấu lợi dụng để thực hiện trong thời điểm cuối năm và sát Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng ngày càng tăng thời điểm Tết Nguyên đán 2024. Không chỉ riêng thủ đoạn lừa đảo "việc nhẹ lương cao", các đối tượng còn tạo ra các "câu chuyện lừa đảo" ngày càng tinh vi.

Thứ nhất, thủ đoạn giả mạo các thương hiệu, doanh nghiệp trong và ngoài nước đưa ra các chương trình quà tặng, trúng thưởng tết, khuyến mãi tết, vé xe, vé máy bay tết giá rẻ... Đặc biệt là dạng "Hội thi áo dài xuân" đưa ra những giải thưởng, mặt hàng có giá trị hấp dẫn, rẻ hơn so với giá thị trường và tiếp cận nạn nhân thông qua cuộc gọi, tin nhắn hoặc tán phát trên các nền tảng mạng xã hội để dẫn dụ người dân tham gia, mua hàng và chiếm đoạt tài sản.

Thứ hai, thủ đoạn tuyển dụng việc làm trực tuyến. Lợi dụng nhu cầu kiếm thêm thu nhập dịp tết, các đối tượng lừa đảo qua việc hướng dẫn hỗ trợ mở cửa hàng trực tuyến trên Amazon, Shopee; vào các sàn xem video, tương tác bài viết trên mạng, đánh giá sản phẩm, giựt đơn hàng ảo trên các sàn thương mại điện tử để được chi hoa hồng..., nhưng sau đó dẫn dụ người dân đầu tư và lừa đảo.

Ngoài ra, còn có hình thức tuyển cộng tác viên làm online "việc nhẹ lương cao" như chạy quảng cáo, thanh toán đơn hàng cho sàn thương mại điện tử để nhận hoa hồng, tuyển lao động đi nước ngoài...

Thứ ba, thủ đoạn lừa đảo đầu tư tài chính. Các đối tượng gọi điện, nhắn tin mời chào dẫn dụ người dân nạp tiền đầu tư vào các website, ứng dụng do đối tượng tự tạo lập với danh nghĩa đầu tư chứng khoán online, dự đoán tăng giảm giá vàng, dầu hay giao dịch tiền ảo.

Thứ tư, thủ đoạn mua hàng với số lượng lớn (mua hàng tết) và đề nghị thanh toán bằng chuyển khoản qua internet banking. Nhưng thực chất, các đối tượng không chuyển tiền thật, mà sử dụng một số phần mềm tạo dựng biên lai thanh toán giả chuyển tiền và đưa cho người bán xem, nhằm chứng minh để người bán tin mà giao hàng.

Lừa đảo thông báo tích hợp mã định danh trên Cổng dịch vụ công

Hiện nay, xuất hiện tình trạng các đối tượng giả mạo cán bộ của UBND phường/xã gọi điện thông báo người dân tích hợp mã định danh trên Cổng dịch vụ công. Đối tượng gợi ý người dân thực hiện việc tích hợp bằng phần mềm Dịch vụ công giả mạo để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Mới đây, ông P (SN 1963; trú tại Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhận được điện thoại của một người tự xưng là cán bộ UBND phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm đề nghị ông tích hợp mã định danh tại nhà. Sau đó, đối tượng yêu cầu ông tải phần mềm Dịch vụ công giả mạo. Sau khi đăng nhập, ông P phải quét camera nhận diện trong phần mềm. Đến ngày hôm sau, ông P phát hiện ra tài khoản chứng khoán bị mất quyền kiểm soát, bị bán và chuyển hết tiền cho tài khoản khác. Tổng số tiền bị mất là 3 tỷ đồng.

Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ cơ quan Nhà nước để thông báo, yêu cầu bổ sung, cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại, tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng. Nếu cài đặt phần mềm giả mạo sẽ có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân. Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại. Trường hợp nhận được các tin nhắn và cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan Công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.

Giả mạo “Trung tâm Đào tạo Cờ vua nhí” để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hiện nay trên mạng xã hội facebook xuất hiện các trang fanpage giả mạo “Trung tâm Đào tạo Cờ vua nhí” nhằm lôi kéo phụ huynh tham gia để chiếm đoạt tài sản.

Nhiều phụ huynh muốn đăng ký cho con tham gia lớp học cờ vua đã truy cập vào đường link do đối tượng gửi. Khi điền thông tin sẽ có chuyên viên tư vấn nhắn tin trên fanpage cung cấp mã ứng viên để làm hồ sơ xin học. Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký tham gia lớp học, các đối tượng sẽ yêu cầu tải ứng dụng Telegram và “add” vào một nhóm chat “Xét duyệt học viên chính”. Lúc này, các phụ huynh sẽ trở thành cộng tác viên online dưới hình thức mua sắm các sản phẩm của sàn thương mại điện tử để hưởng hoa hồng từ 10-15% số tiền/đơn hàng và tăng khả năng trúng tuyển của con mình.

Cảnh báo một số thủ đoạn lừa đảo dịp sát Tết
Các fanpage giả mạo “Trung tâm Đào tạo Cờ vua nhí”

Nhiệm vụ của các “cộng tác viên online” là mua sản phẩm với số tiền tăng dần và lừa người tham gia chuyển tiền mua sản phẩm vào tài khoản của đối tượng. Sau một hai đơn hàng có giá trị thấp thành công, các đối tượng yêu cầu người dân thực hiện các đơn hàng có giá trị cao, sau đó lấy nhiều lý do thông báo các đơn hàng bị lỗi, yêu cầu bị hại thực hiện lại nhiều lần hoặc đổi sang thực hiện đơn hàng có giá trị cao hơn, đến khi số tiền mua hàng đến hàng trăm triệu, thậm trí hàng tỉ đồng, các đối tượng sẽ ngắt kết nối, xóa nhóm chat ở ứng dụng Telegram.

Để phòng ngừa lừa đảo, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác khi đăng ký tham gia các lớp học được quảng cáo trên mạng xã hội facebook và tuyên truyền với người thân, gia đình, bạn bè về thủ đoạn trên. Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần liên hệ ngay với cơ quan Công an để kịp thời giải quyết theo quy định.

Cùng chuyên mục

Tin khác

5 đoàn liên ngành ra quân vì Tết không thực phẩm bẩn

5 đoàn liên ngành ra quân vì Tết không thực phẩm bẩn

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa ký kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Ất Tỵ và Lễ hội Xuân 2025, nhằm siết chặt kiểm tra, bảo vệ sức khỏe người dân trong mùa cao điểm.
Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ từ việc sấy, sưởi ấm trong mùa lạnh

Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ từ việc sấy, sưởi ấm trong mùa lạnh

Nhằm tăng cường an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) trên địa bàn quận, Công an Thành phố Hà Nội đã đưa ra khuyến cáo quan trọng dành cho các cơ quan, tổ chức và người dân. Những biện pháp này không chỉ giúp phòng ngừa rủi ro mà còn bảo vệ an toàn cho cộng đồng trong mọi tình huống.
Cảnh giác với thủ đoạn đánh cắp tiền mã hóa thông qua ứng dụng Telegram

Cảnh giác với thủ đoạn đánh cắp tiền mã hóa thông qua ứng dụng Telegram

Các đối tượng lập ra nhiều tài khoản X giả mạo người nổi tiếng trong lĩnh vực trao đổi tiền mã hóa, giới thiệu người dùng vào các hội nhóm, group chat Telegram để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm kiếm tiền.
Cảnh giác lừa đảo khi mua sắm trực tuyến dịp cuối năm

Cảnh giác lừa đảo khi mua sắm trực tuyến dịp cuối năm

Thời điểm cuối năm với nhiều dịp lễ lớn như Giáng Sinh, năm mới và hàng loạt sự kiện giảm giá hấp dẫn đã trở thành cơ hội để các đối tượng lừa đảo gia tăng hoạt động. Bằng những chiêu trò tinh vi, chúng nhắm vào sự cả tin và tâm lý ham ưu đãi của người dân, khiến không ít người rơi vào bẫy, mất tiền bạc và thông tin cá nhân.
Thái Nguyên: Tổng kết Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 – Lan tỏa trách nhiệm và quyền lợi

Thái Nguyên: Tổng kết Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 – Lan tỏa trách nhiệm và quyền lợi

Ngày 12/12/2024, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2024. Đây là dịp nhìn lại những kết quả đạt được, đồng thời lan tỏa ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giai đoạn phát triển mới.
Nâng cao hiểu biết pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nâng cao hiểu biết pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chiều 15/12/2024, tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, đã diễn ra Vòng Chung kết 2 của hai cuộc thi: “Tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” và “Người tiêu dùng trẻ trong thương mại điện tử” năm 2024.
Tiktoker Mr Pips và bài học xương máu: Cảnh giác với đầu tư trực tuyến

Tiktoker Mr Pips và bài học xương máu: Cảnh giác với đầu tư trực tuyến

Vụ việc Phó Đức Nam (còn gọi TikToker Mr Pips) dụ dỗ tham gia hoạt động đầu tư trực tuyến, lừa đảo hơn 5.200 tỷ đồng cho thấy những mối nguy hiểm hiện hữu khi nhiều người bị sập bẫy trước hình thức lừa đảo này. Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân cần đặc biệt cẩn trọng, không nên tin các lời mời đầu tư tài chính dễ dàng với lợi nhuận cao để tránh sập bẫy kẻ gian.
Sản phẩm Niteworks® bị “thổi còi” vì vi phạm quảng cáo

Sản phẩm Niteworks® bị “thổi còi” vì vi phạm quảng cáo

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra cảnh báo về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Niteworks® có nội dung quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật tại một số website.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận