Cảnh giác trước các dịch vụ đổi tiền trên mạng xã hội dịp cận Tết Nguyên đán

Các dịch vụ đổi tiền trên mạng xã hội dịp cận Tết Nguyên Đán đang ngày càng phổ biến, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì các đối tượng lừa đảo đánh vào tâm lý người tiêu dùng.

1-min (4).jpg

Các dịch vụ đổi tiền trên mạng xã hội dịp cận Tết Nguyên Đán đang ngày càng phổ biến, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vào thời điểm này, nhu cầu đổi tiền lẻ (tiền mới) để lì xì hoặc chuẩn bị cho các hoạt động tiêu dùng trong dịp Tết là rất lớn, điều này đã tạo cơ hội cho các dịch vụ đổi tiền online xuất hiện. Tuy nhiên, các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng thời cơ, đánh vào tâm lý, nhu cầu của người dân để thực hiện hành vi lừa đảo với những thủ đoạn hết sức tinh vi.

Năm nào cũng vậy, cứ đến cận dịp Tết, chỉ cần gõ từ khóa “đổi tiền lì xì tết” trên mạng xã hội là hàng trăm bài đăng, hội nhóm hiện ra với những lời mời gọi, cam kết “tiền thật”, “tiền mới”, “giá rẻ nhất thị trường”,...Thậm chí, nhiều chủ tài khoản còn nhận “đổ buôn” tiền lẻ, tiền mới cho ai có nhu cầu hay tuyển cộng tác viên đăng bài. Ngoài dịch vụ đổi tiền mới, tiền lẻ, “dân buôn tiền” trên mạng internet còn rao bán cả tiền lì xì, tiền độc, tiền hiếm, ngoại tệ của nhiều nước. Các loại tiền này chủ yếu được chuyển trực tiếp từ nước ngoài về, với giá bán thường cao gấp nhiều lần so với mệnh giá thực tế tùy vào độ độc, lạ của loại tiền.

Tham khảo giá một vài cơ sở đổi tiền mới tại Hà Nội, mệnh giá 10.000 đồng, 20.000 đồng và 50.000 đồng có phí đổi là khoảng từ 5 - 6%. Với mức tiền cao hơn hoặc đổi nhiều tiền hơn thì mức phí đổi sẽ rẻ hơn một chút. Thậm chí, còn có khái niệm “tiền lướt”, tức là tiền đã qua sử dụng thì mức phí đổi chỉ khoảng 2-3%. Tuy nhiên, những quảng cáo dịch vụ đổi tiền mới trên các trang mạng xã hội tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người đổi tiền. Thực tế đã có nhiều nạn nhân thực hiện giao dịch đổi tiền mới nhưng khi nhận lại tiền được đổi thì không đủ như cam kết, thậm chí khi nhận lại là tiền giả. Không ít trường hợp người dân chuyển khoản xong thì chủ tài khoản trang mạng xã hội đã chặn liên lạc và mất tích, “bùng” tiền cọc của khách. Thông thường những người “sập bẫy” các chiêu lừa đảo và bị đổi tiền giả đều xem như “xui”, không dám trình báo đến các cơ quan chức năng vì sợ bị truy cứu trách nhiệm về tội mua bán tiền giả.

Theo đó, mọi hành vi thu, đổi tiền mới, tiền lẻ của cá nhân, tổ chức khác nhằm hưởng chênh lệch và trao đổi tiền trên mạng không được phép, đều vi phạm quy định pháp luật và phải được ngăn chặn, xử lý nghiêm.

Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân cần cảnh giác trước những đối tượng không quen biết, tuyệt đối không đổi tiền qua mạng xã hội để tránh trở thành “con mồi” tiếp tay cho các hành vi lừa đảo. Chỉ nên sử dụng các dịch vụ đổi tiền của ngân hàng, công ty tài chính hoặc các cơ sở kinh doanh có uy tín, có giấy phép hoạt động hợp pháp. Đối với các dịch vụ trên mạng xã hội, trước khi giao dịch, hãy kiểm tra các phản hồi từ khách hàng cũ, các đánh giá hoặc các chứng chỉ pháp lý của dịch vụ; so sánh tỷ giá chênh lệch với thị trường, không tin vào những dịch vụ tỷ giá quá cao so với thị trường. Cảnh giác với các dịch vụ yêu cầu chuyển tiền trước khi nhận hàng. Khi phát hiện các đối tượng có hành vi tàng trữ, lưu hành tiền giả hay các hành vi lừa đảo, trục lợi khác, cần kịp thời trình báo cơ quan Công an gần nhất để có biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mới nhắm vào các doanh nghiệp trên nền tảng Facebook

Xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mới nhắm vào các doanh nghiệp trên nền tảng Facebook

Mới đây, Kaspersky – công ty hàng đầu về bảo mật mạng – đã phát hiện một phương thức lừa đảo mới nhắm đến các tài khoản doanh nghiệp trên nền tảng Facebook. Chiêu trò này lợi dụng tâm lý lo sợ của người dùng khi nhận được thông báo giả mạo từ Meta for Business, cáo buộc rằng tài khoản của họ có dấu hiệu vi phạm các chính sách và quy định mà Meta đề ra.
Cảnh báo lừa đảo qua messenger bằng công nghệ cao ghép mặt AI

Cảnh báo lừa đảo qua messenger bằng công nghệ cao ghép mặt AI

Thời gian gần đâu, các thủ đoạn sử dụng công nghệ cao như AI đang ngày càng phổ biến và tinh vi. Người dân cần cảnh giác, bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân, đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để ngăn chặn các hành vi phạm pháp.
Nỗi lo thực phẩm “bẩn” dịp cận Tết: Vai trò kiểm tra, kiểm soát của lực lượng QLTT

Nỗi lo thực phẩm “bẩn” dịp cận Tết: Vai trò kiểm tra, kiểm soát của lực lượng QLTT

Dịp Tết Nguyên đán đang đến gần, là thời điểm nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, trong khi các loại thực phẩm "bẩn", không rõ nguồn gốc xuất xứ lại có nguy cơ tràn lan trên thị trường.
Sẽ kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu dịp cuối năm

Sẽ kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu dịp cuối năm

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản đề nghị Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công Thương) chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu,...
Kết quả tuần 5 Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến”

Kết quả tuần 5 Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến”

Ban Tổ chức Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” chúc mừng 06 người dự thi đã đoạt giải trong tuần 5 của Cuộc thi, gồm 01 Giải Nhất, 02 Giải Nhì, 03 Giải Ba.
Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm dịp Tết

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm dịp Tết

Dịp Tết Nguyên Đán, thị trường thực phẩm trở nên sôi động với các sản phẩm như bánh kẹo, mứt, thực phẩm chế biến sẵn và các loại đồ uống. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các đối tượng lợi dụng nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng để tung ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, người tiêu dùng cần cảnh giác.
Hơn 10.000 lượt thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” tuần 5

Hơn 10.000 lượt thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” tuần 5

Sau 4 ngày diễn ra tuần thi thứ năm, Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” đã thu hút gần 1.100 người dự thi với hơn 10.000 lượt thi.
Thay đổi đơn vị chủ trì Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến”

Thay đổi đơn vị chủ trì Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến”

Từ ngày 01/01/2025, Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) thay Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đảm nhận trách nhiệm Đơn vị chủ trì Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến”, Chương trình trao thưởng “Cào tem chống giả - Nhận ngay may mắn”.
Hơn 8.600 lượt thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” tuần 5

Hơn 8.600 lượt thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” tuần 5

Sau 2 ngày diễn ra tuần thi thứ năm, Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” đã thu hút gần 900 người dự thi với hơn 8.600 lượt thi.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận