Châu Âu cắt giảm 20% nhu cầu khí đốt

Theo một nghiên cứu do Viện Phân tích Tài chính và Kinh tế Năng lượng (IEEFA) công bố ngày 21/2, châu Âu đã cắt giảm 20% nhu cầu khí đốt kể từ khi bùng phát xung đột Nga-Ukraine và nhu cầu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ đạt đỉnh vào năm tới nhờ năng lượng tái tạo và hiệu quả sử dụng năng lượng tăng lên.

Chú thích ảnh

Nhân viên kỹ thuật làm việc tại trạm bơm khí đốt tự nhiên ở Sayda, miền Đông Đức. Ảnh: AP/TTXVN

Theo TTXVN, xung đột Nga-Ukraine khởi phát vào tháng 2/2022 đã khiến các quốc gia châu Âu giảm sử dụng khí đốt tự nhiên của Nga được cung cấp qua đường ống, khiến giá LNG tăng vọt khi nguồn cung hạn chế.

Với số lượng kho cảng nhập khẩu hạn chế, các quốc gia châu Âu cũng buộc phải thực hiện các biện pháp hạn chế tiêu dùng, song các nước này cũng đã vượt qua được mùa Đông năm 2022-2023 mà không cắt giảm hệ thống sưởi dân dụng hoặc sử dụng điện.

IEEFA cho biết, nhu cầu khí đốt của châu Âu đã giảm 20% kể từ khi tháng 2/2022, chủ yếu do Đức, Italy và Anh giảm lượng tiêu thụ. Sự suy giảm này là do các biện pháp quản lý nhu cầu, hiệu quả sử dụng năng lượng, tác động của giá cao đối với nhu cầu cũng như nhiệt độ mùa Đông không quá khắc nghiệt.

Trong một báo cáo, IEEFA cho biết châu Âu đã giải quyết thành công cuộc khủng hoảng năng lượng và sẵn sàng tiếp tục hạn chế sử dụng khí đốt, một phần nhờ vào các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và triển khai năng lượng tái tạo.

Việc triển khai thêm năng lượng Mặt Trời, gió, chuyển đổi từ sử dụng khí đốt sang hệ thống bơm nhiệt để sưởi ấm và các biện pháp nâng cao hiệu quả bổ sung sẽ khiến nhu cầu LNG đạt đỉnh vào năm 2025.

IEEFA lưu ý việc gấp rút xây dựng các kho cảng LNG vẫn tiếp tục, với 13 kho cảng dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2030, so với chỉ 8 kho cảng hoạt động vào tháng 2/2022.

Theo IEEFA, LNG của Nga đã thay thế một phần khí đốt của Nga mà châu Âu đã nhập khẩu bằng đường ống, với lượng nhập khẩu LNG từ Nga tăng 11% trong giai đoạn 2021-2023. Tuy nhiên, LNG từ Mỹ vẫn chiếm ưu thế trong nhập khẩu, và điều này có nguy cơ tạo ra sự phụ thuộc mới.

Ana Maria Jaller-Makarewicz, nhà phân tích thuộc IEEFA, cho rằng sau khi trải qua những rủi ro về an ninh năng lượng do phụ thuộc quá nhiều vào một nguồn cung cấp, châu Âu phải rút kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ và tránh trở nên phụ thuộc quá mức vào Mỹ, quốc gia đang cung cấp gần một nửa lượng nhập khẩu LNG cho châu Âu vào năm ngoái.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nhóm G7 cam kết ngừng sản xuất nhiệt điện than vào năm 2035

Nhóm G7 cam kết ngừng sản xuất nhiệt điện than vào năm 2035

Đầu tháng 5/2024, Bộ trưởng của các quốc gia thuộc nhóm G7 đã đi đến thỏa thuận chấm dứt sử dụng nhà máy nhiệt điện than đến năm 2035.
Singapore yêu cầu dán nhãn, sử dụng năng lượng hiệu quả

Singapore yêu cầu dán nhãn, sử dụng năng lượng hiệu quả

Thương vụ Việt Nam tại Singapore thông tin, Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore (NEA) mở rộng Chương trình dán nhãn năng lượng bắt buộc (MELS) và Tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEPS) cho sản phẩm máy nước nóng gia dụng và tủ lạnh bảo quản thương mại từ ngày 1/4/2025.
Ngày Chữ thập đỏ Quốc tế 8/5

Ngày Chữ thập đỏ Quốc tế 8/5

Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ là phong trào nhân đạo lớn nhất thế giới và là cột mốc đánh dấu sự ra đời của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế. Từ đó, quốc tế ghi nhớ công lao người sáng lập phong trào - Henry Dunant bằng cách lấy ngày sinh của ông làm ngày Chữ thập đỏ quốc tế.
Việt Nam tham dự Diễn đàn thương mại và đầu tư châu Phi lần thứ 10

Việt Nam tham dự Diễn đàn thương mại và đầu tư châu Phi lần thứ 10

Nhận lời mời của Ban tổ chức Diễn đàn thương mại và đầu tư châu Phi lần thứ 10 (AFIC10), Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm các nước như Senegal, Mali, Niger, Gambia, Mauritania và Tunisia đã tham dự sự kiện trong hai ngày 4 và 5/5/2024 tại thủ đô Algiers.
Dầu thô ghi nhận tuần giảm giá mạnh nhất từ đầu năm

Dầu thô ghi nhận tuần giảm giá mạnh nhất từ đầu năm

Kết thúc tuần giao dịch 29/4-3/5, giá dầu ghi nhận tuần giảm giá mạnh nhất kể từ cuối tháng 1 do sức ép vĩ mô và một số tín hiệu cải thiện về nguồn cung.
Quy định mới đối với bưởi, ớt xuất khẩu vào Australia và Đài Loan

Quy định mới đối với bưởi, ớt xuất khẩu vào Australia và Đài Loan

Theo Văn phòng SPS Việt Nam, doanh nghiệp xuất khẩu ớt vào Đài Loan phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm theo ghi chú phương pháp thử, giới hạn định lượng (LOQ), đơn vị thử nghiệm và một số thông tin liên quan; Trong khi đó, quả bưởi xuất khẩu vào Australia phải đáp ứng yêu cầu các biện pháp quản lý rủi ro an toàn sinh học đối với 19 loài sinh vật gây hại
Nắng nóng tàn phá các trang trại trồng sầu riêng của Thái Lan

Nắng nóng tàn phá các trang trại trồng sầu riêng của Thái Lan

Tình trạng nhiệt độ tăng vọt, dao động quanh mức 40 độ C trong nhiều tuần, và hạn hán sau đó đã khiến vụ thu hoạch sầu riêng của Thái Lan bị rút ngắn.
Gạo Thái Lan ghi nhận “mùa bội thu” trong quý I/2024

Gạo Thái Lan ghi nhận “mùa bội thu” trong quý I/2024

Trong quý I/2024, Thái Lan đã xuất khẩu 2,46 triệu tấn gạo, tăng 19,4% so với con số 2,06 triệu tấn đạt được vào cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận