Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Triển vọng kinh tế của Gambia được WB dự báo tương đối sáng sủa với mức tăng trưởng GDP là 5,6% giai đoạn 2024-2026. Kết quả này có được nhờ hoạt động kinh tế tăng trong tất cả các lĩnh vực, dựa trên cam kết của chính quyền về ổn định kinh tế vĩ mô.

Gambia là quốc gia Tây Phi, có diện tích nhỏ 13.300 km2, dân số chỉ trên 2,6 triệu người, trong đó 63% sống ở thành thị, thu nhập gần 800 USD/người/năm. Báo cáo mới nhất của Ngân hàng thế giới (WB) công bố tháng 5/2024 cho thấy, năm 2023, mặc dù môi trường kinh tế thế giới ảm đảm, GDP của Gambia vẫn đạt mức tăng trưởng 5,3%, dấu hiệu của sự phục hồi liên tục sau Covid-19. Kết quả này có được là nhờ vào sự cải thiện của sản xuất nông nghiệp và tăng tiêu dùng công cộng cũng như các khoản đầu tư tư nhân và Nhà nước.

Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào lượng kiều hối, du lịch và nông nghiệp. Nông nghiệp đóng góp 25% GDP, sử dụng 70% dân số và nuôi sống 80% dân nông thôn. Tình trạng an ninh lương thực không được bảo đảm với việc giá thực phẩm tăng 14,5% năm 2023 do tác động của những rối loạn trên thị trường thế giới cũng như sự mất giá của đồng tiền địa phương.

Triển vọng kinh tế của Gambia được WB dự báo tương đối sáng sủa với mức tăng trưởng GDP là 5,6% giai đoạn 2024-2026. Kết quả này có được nhờ hoạt động kinh tế tăng trong tất cả các lĩnh vực, dựa trên cam kết của chính quyền về ổn định kinh tế vĩ mô.

Là một nền kinh tế tự do, Gambia mở cửa cho lĩnh vực ngoại thương, chiếm khoảng 45% GDP. Trong buôn bán quốc tế, Gambia thường nhập siêu với giá trị lớn. Theo số liệu của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của nước này đạt 83,3 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu lên tới 2,38 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu của Gambia chủ yếu là máy móc, xi măng, dầu thực vật, quả hạch, vải dệt và cá. Những mặt hàng nhập khẩu chính gồm dầu lửa, tàu thuyền, xe ô tô, ngũ cốc, xi măng, đường và thực phẩm. Những khách hàng lớn nhất gồm Senegal, Mali, Guinee Bissau, Ấn Độ và Trung Quốc. Các nước cung cấp hàng hóa cho Gambia gồm Na Uy, Trung Quốc, Bờ Biển Ngà, Braxin, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Togo. Hoạt động tái xuất cũng chiếm một phần quan trọng trong ngoại thương nước này nhờ việc Gambia có các cảng biển và chính sách thương mại khá hiệu quả.

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Gambia còn khiêm tốn. Theo ITC, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này chỉ đạt 420.000 USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 839.000 USD. Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng chính gồm phân NPK, hạt tiêu, rau quả, gạo... và nhập khẩu chủ yếu là hạt điều thô, thức ăn gia súc và nguyên liệu, dầu mỡ động thực vật...

Tin khác

Dự báo CPI tháng 10/2024 tăng 0,3%

Dự báo CPI tháng 10/2024 tăng 0,3%

Theo Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại, những yếu tố bất định về địa chính trị và kinh tế trên thế giới có thể sẽ các tác động tiêu cực đến tăng trưởng cũng như chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng cuối năm.
Thủ tướng: Phấn đấu đến năm 2030, GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD

Thủ tướng: Phấn đấu đến năm 2030, GDP Việt Nam đạt khoảng 780-800 tỷ USD

Theo đó, tăng trưởng kinh tế phấn đấu đạt khoảng 6%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới; GDP bình quân đầu người tăng từ 3.720 USD năm 2021 lên khoảng 4.900 USD năm 2025, tăng 31,7%.
Siêu cảng 3,5 tỷ đôla, cơ hội cho xuất nhập khẩu và logistics Việt Nam

Siêu cảng 3,5 tỷ đôla, cơ hội cho xuất nhập khẩu và logistics Việt Nam

Siêu cảng Chancay toạ lạc ở phía Bắc thủ đô Lima của Peru, nằm dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, một vị trí chiến lược vô cùng thuận lợi cho việc kết nối thương mại quốc tế.
Đề xuất phân loại thống kê theo loại hình kinh tế

Đề xuất phân loại thống kê theo loại hình kinh tế

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định phân loại thống kê theo loại hình kinh tế.
Chính phủ rất nỗ lực và hoàn thành vượt hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Chính phủ rất nỗ lực và hoàn thành vượt hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

Theo dự báo tại Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, GDP của Việt Nam trong năm 2024 là 6,5%, tăng cao hơn mức 5,5% được dự báo hồi tháng 4/2024
Phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023

Phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1117/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng trên 7%

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng trên 7%

Kết luận Phiên họp Chính phủ trực tuyến với 63 địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, cấp thiết thời gian tới, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cả năm 2024 khoảng trên 7%, tăng trưởng quý IV từ 7,5-8%.
Kinh tế 9 tháng tăng trưởng tích cực

Kinh tế 9 tháng tăng trưởng tích cực

Theo Tổng cục Thống kê, kinh tế 9 tháng năm 2024 đạt mức tăng trưởng 6,82%. Đây là mức tăng trưởng tích cực, thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động của kinh tế thế giới, khắc phục hậu quả nặng nề do thiên tai.
Đến hết quý 2/2024, Quỹ bình ổn giá xăng dầu dư gần 6.061 tỷ đồng

Đến hết quý 2/2024, Quỹ bình ổn giá xăng dầu dư gần 6.061 tỷ đồng

Ngày 4/10, Bộ Tài chính đã công khai chi tiết tình hình trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu của các thương nhân kinh doanh xăng dầu quý II/2024.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận