Đã sẵn gần 400 ngàn tấn cam bưởi, lợn, gà... nguồn cung hàng Tết dồi dào

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cho biết, những tháng cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Bắc Giang có nhiều loại nông sản, với sản lượng cao, đủ cung cấp ra thị trường, phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Xử lý nghiêm đầu cơ, găm hàng, định giá mua bán thịt lợn bất hợp lý Lạng Sơn: Gắn kiểm tra, xử lý hàng hóa với tuyên truyền pháp luật thương mại tại các cổng trường học ở Hữu Lũng Giá nguyên liệu tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến CPI, gây áp lực lạm phát rất lớn 70 hộ kinh doanh tại Lai Châu ký cam kết kinh doanh đúng pháp luật

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn cho biết, Bắc Giang có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp với tập đoàn cây ăn quả phong phú, đa dạng, nhiều sản vật nông nghiệp đặc trưng, nổi tiếng, đặc biệt là vải thiều. Tổng đàn vật nuôi lớn, luôn nằm trong top 5 tỉnh dẫn đầu cả nước về chăn nuôi lợn, gà.

Hiện nay, cam, bưởi và một số nông sản của tỉnh bắt đầu cho thu hoạch. Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thương nhân thu hoạch, chế biến, lưu thông và tiêu thụ cam, bưởi, na, thịt lợn, thịt gà.

Đã sẵn gần 400 ngàn tấn cam bưởi, lợn, gà... nguồn cung hàng Tết dồi dào
Những tháng cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Bắc Giang có nhiều loại nông sản, với sản lượng cao, đủ cung cấp ra thị trường, phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng

Những tháng cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Bắc Giang có nhiều loại nông sản, với sản lượng cao, đủ cung cấp ra thị trường, phục vụ nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Cụ thể, sản lượng cam các loại ước tính đạt 48.000 tấn, sản lượng bưởi các loại đạt gần 37.000 tấn, sản lượng na đạt 4.000 tấn; thịt gà khoảng 17.000 tấn; thịt lợn khoảng 60.000 tấn…

Bên cạnh đó, tỉnh có vùng trồng rau chế biến, rau an toàn trên 11.000 ha, sản lượng trên 230.000 tấn đủ năng lực cung cấp cho các nhà máy chế biến nông sản, các siêu thị trong và ngoài tinh và đã xuất khẩu đi các nước Trung Đông, Đông Âu, Nga, Nhật Bản…

Hiện nay, tỉnh Bắc Giang chỉ đạo quản lý chặt chẽ vùng trồng, vùng chăn nuôi theo quy hoạch và đẩy mạnh ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm. Nhiều sản phẩm nông sản của tỉnh Bắc Giang đã được tiêu thụ trong trung tâm thương mại, siêu thị lớn trên toàn quốc và xuất khẩu tại một số thị trường trên thế giới.

Ông Phan Thế Tuấn nhấn mạnh, tỉnh Bắc Giang định hướng phát triển nông nghiệp gắn với dịch vụ du lịch, văn hóa. Hiện nay, tỉnh đang nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các doanh nghiệp lữ hành đến khảo sát, đầu tư với các sản phẩm du lịch như: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch khám phá gắn với trải nghiệm hoa trái vườn đồi.

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang kỳ vọng, sẽ có nhiều hợp đồng liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản chủ lực của tỉnh và mong muốn sẽ được đón nhiều hơn du khách đến trải nghiệm cây ăn quả tại địa phương.

Mặt khác, tỉnh Bắc Giang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục đàm phán với cơ quan chức năng của Trung Quốc và một số quốc gia có thị trường tiềm năng trong khu vực và trên thế giới thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.

Cùng với đó, thông tin kịp thời về hàng rào kỹ thuật khi xuất khẩu các loại nông sản tươi, nông sản qua chế biến sang các quốc gia; chỉ đạo cơ quan chức năng của Bộ quan tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch.

Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh này cũng đề nghị, các Bộ, ngành hướng dẫn tỉnh Bắc Giang thực hiện quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng bảo đảm các điều kiện tiêu thụ tại các hệ thống phân phối hiện đại và xuất khẩu; hướng dẫn triển khai mô hình kinh tế số trong nông nghiệp.

Đồng thời, hỗ trợ tỉnh Bắc Giang quảng bá, xúc tiến tiêu thụ nông sản chủ lực của tỉnh đến với thị trường trong và ngoài nước; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản chủ lực của tỉnh Bắc Giang.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Sản xuất công nghiệp tiếp đà phục hồi nhanh

Tính chung 10 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 0,5%).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ về quản lý thuốc lá điện tử, ngành dược và mỹ phẩm

Chiều 11/11, tiếp tục Chương trình Quốc hội Kỳ họp thứ 8, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến thuốc lá điện tử, quản lý ngành dược và mỹ phẩm.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án điện trọng điểm quốc gia

Xác định tính quan trọng, cấp thiết của các dự án, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, EVN và EVNNPT quyết liệt triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm.
Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 500/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Chiều ngày 30/10/2024, bên lề Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII-8), trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam và Ả-rập Xê-út, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út Faisal F. Alibrahim ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Với đà tăng trưởng như hiện nay, dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong năm 2024 sẽ lần đầu tiên vượt mức 8 tỷ USD, đạt khoảng 8,5 tỷ USD, trong đó xuất siêu trên 3 tỷ USD.
Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Ngày 28 tháng 10 năm 2024, tại Dubai, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã cùng Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA).
Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, số liệu thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu (NK) thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch NK khoảng 839,1 triệu SGD, giảm 4,51% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận