Danh mục các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 270/QĐ-TTg ngày 2/4/2024 phê duyệt Danh mục các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.

Theo đó, ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng thuộc phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.

Trong đó, có 12 dự án nguồn điện gồm: Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Quảng Trạch I; NMNĐ LNG Quảng Trạch II; Thủy điện Hòa Bình mở rộng (MR); Thủy điện Ialy MR; Thủy điện Trị An MR; Thủy điện tích năng Bác Ái; NMNĐ Long Phú I; NMNĐ Nhơn Trạch III và Nhơn Trạch IV; NMNĐ LNG Hiệp Phước giai đoạn 1; NMNĐ LNG Long An 1; NMNĐ LNG Long An 2; Nhà máy Thuỷ điện tích năng Phước Hoà.

Danh mục các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng

28 dự án lưới điện: Các dự án tăng cường liên kết lưới điện Bắc – Trung, tăng cường năng lực truyền tải và cung cấp điện cho các khu vực phụ tải lớn (15 dự án); các dự án lưới điện đồng bộ và giải tỏa công suất các dự án nguồn điện (6 dự án); các dự án lưới điện giải tỏa công suất các NM thủy điện phía Bắc và tăng cường mua điện từ Trung Quốc (4 dự án); các dự án lưới điện phục vụ mua điện từ Lào (3 dự án).

Bên cạnh đó là các chuỗi dự án khí – điện: Chuỗi dự án khí – điện Lô B; Chuỗi dự án khí - điện Cá Voi Xanh; Chuỗi dự án khí - điện LNG Sơn Mỹ.

Các dự án kho LNG và nhà máy điện (NMĐ) sử dụng LNG làm nhiên liệu: Quảng Ninh, Thái Bình, Nghi Sơn, Hải Lăng giai đoạn 1, Cà Ná, Bạc Liêu.

2 dự án lọc hóa dầu: Dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất; Dự án Tổ hợp hóa dầu Miền Nam (Long Sơn).

Trong Danh mục cũng bao gồm: Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030; Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi, hải đảo giai đoạn 2021-2025; Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi.

Trong quá trình thực hiện, nếu cần sửa đổi, bổ sung, Bộ Công Thương rà soát, tổng hợp ý kiến, đề xuất điều chỉnh, bổ sung danh mục phù hợp yêu cầu thực tế, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Công Thương: Người dân không cần lo lắng, tích trữ quá nhiều hàng hoá

Bộ Công Thương: Người dân không cần lo lắng, tích trữ quá nhiều hàng hoá

Tính đến 19h ngày 7/9/2024, theo báo cáo của Bộ Công Thương, tình hình cung ứng hàng hóa thiết yếu lương thực, thực phẩm, xăng dầu cơ bản đảm bảo. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, trong đó có lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục bám sát, cập nhật tình hình để có chỉ đạo.
Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Đánh giá nhu cầu mua hàng của người dân tăng cao khi mưa bão lớn, các doanh nghiệp đã chủ động tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 2-3 lần so với trước.
Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành văn bản số 4300/SCT-KHTCTH yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án bảo đảm an toàn trong cung ứng, sử dụng điện cũng như cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu.
Bộ Công Thương triển khai công tác ứng phó bão số 3 với phương châm “04 tại chỗ”

Bộ Công Thương triển khai công tác ứng phó bão số 3 với phương châm “04 tại chỗ”

Thực hiện Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của siêu bão Yagi, sáng ngày 6/9/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia NSMO cùng các đơn vị về các công tác phòng chống bão.
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa trên địa bàn một số địa phương phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 năm 2024

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa trên địa bàn một số địa phương phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 năm 2024

Bộ Công Thương yêu cầu các Sở Công Thương: Chỉ đạo các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa trên địa bàn triển khai tốt kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu; rà soát các khu vực có nguy cơ bị chia cắt do mưa, lũ để có phướng án cụ thể đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu nhất là lương thực, thực phẩm, nước uống cho người dân tại khu vực bị ảnh hưởng.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng qua tăng 8,6% và tăng ở 61 địa phương.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 8, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 70,65 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.
Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên

Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương vừa phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổ chức “Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử (TMĐT) các tỉnh vùng Tây Nguyên” tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận