Đề xuất phân loại thống kê theo loại hình kinh tế

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định phân loại thống kê theo loại hình kinh tế.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện nay, phân loại thống kê theo loại hình kinh tế thực hiện theo Quyết định số 231/TCTK-PPCĐ của Tổng cục Thống kê về quy định danh mục đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp áp dụng trong điều tra, báo cáo thống kê. Theo quy định này, chế độ báo cáo tổng hợp áp dụng cho Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp được phân tổ thành các loại hình kinh tế, trong đó:

Đối với báo cáo nhanh phân theo 03 loại hình kinh tế: Kinh tế Nhà nước, Kinh tế ngoài Nhà nước, Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đề xuất phân loại thống kê theo loại hình kinh tế

Đối với báo cáo chính thức 6 tháng và năm: Các chỉ tiêu tổng hợp (tài khoản quốc gia, lao động,...) phân theo 5 loại hình kinh tế: Kinh tế Nhà nước, Kinh tế tập thể, Kinh tế cá thể, Kinh tế tư nhân, Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, Quyết định số 231/TCTK-PPCĐ chỉ áp dụng trong ngành Thống kê. Đến nay, nước ta chưa có văn bản chính thức quy định loại hình kinh tế nên còn tồn tại nhiều ý kiến về phân chia, xác định các loại hình kinh tế dẫn đến khó khăn trong quá trình thu thập, biên soạn số liệu theo phân tổ này, như:

Việc thống kê theo loại hình kinh tế ở một số bộ, ngành không đồng nhất về phạm vi, ví dụ: Theo phân loại của Tổng cục Thống kê: Đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trừ các doanh nghiệp nước ngoài liên doanh có vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% được xếp vào loại hình "kinh tế nhà nước", tất cả các doanh nghiệp còn lại có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên 1% được phân loại vào loại hình "Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài".

Theo phân loại của Ngân hàng Nhà nước: Tất cả nhà đầu tư nước ngoài có vốn góp từ 1% trở lên đều xếp vào khu vực "kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài", không quan tâm đến vốn đầu tư trực tiếp hay gián tiếp, loại hình doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, số liệu chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP), Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo loại hình kinh tế thường xuyên được yêu cầu nghiên cứu, bổ sung hoặc điều chỉnh phân tổ để đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý theo lĩnh vực. Tuy nhiên, việc chưa rõ ràng về phạm vi, nội hàm theo loại hình kinh tế dẫn đến khó khăn trong công tác biên soạn số liệu GDP, GRDP.

Với những lý do nêu trên, việc xây dựng và ban hành Thông tư quy định phân loại thống kê theo thành phần kinh tế là cần thiết, làm căn cứ pháp lý để hướng dẫn thực hiện phân loại thống nhất trong hoạt động thống kê nhà nước; đồng thời phù hợp với những quy định hiện hành liên quan đến loại hình kinh tế.

Xếp các đơn vị kinh tế có cùng tính chất vào loại hình kinh tế tương ứng

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự thảo Thông tư quy định phân loại thống kê theo loại hình kinh tế được ban hành để sử dụng trong hoạt động thống kê nhà nước nhằm xếp các đơn vị kinh tế có cùng tính chất vào loại hình kinh tế tương ứng.

Một đơn vị kinh tế được xếp vào một loại hình kinh tế tương ứng căn cứ vào các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên như sau: Quy định của pháp luật hiện hành; Tỷ lệ vốn chủ sở hữu; Tính đặc thù của mỗi loại hình kinh tế.

Danh mục phân loại thống kê theo loại hình kinh tế gồm 02 cấp:

- Cấp 1 gồm 04 loại hình kinh tế được mã hoá lần lượt từ 1 đến 4 (gồm: 1- Loại hình kinh tế nhà nước; 2- Loại hình kinh tế tập thể; 3- Loại hình kinh tế tư nhân; 4- Loại hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).

- Cấp 2 gồm 17 loại hình kinh tế; mỗi loại hình được mã hoá bằng hai chữ số theo cấp 1 tương ứng.

Cụ thể, loại hình kinh tế nhà nước gồm: 11- Tổ chức do nhà nước nắm giữ 100% vốn; 12- Tổ chức do nhà nước nắm giữ từ 50% vốn trở lên; 13- Tổ chức do nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất; 14- Các tổ chức khác mà kinh phí hoạt động chủ yếu do Nhà nước cấp.

Loại hình kinh tế tập thể gồm: 21- Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, Tổ hợp tác; 22- Tổ chức do Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, góp vốn, mua cổ phần tham gia, trong đó vốn góp của hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã là lớn nhất; 23- Hội; 24- Tổ chức kinh tế tập thể khác.

Loại hình kinh tế tư nhân gồm: 31- Tổ chức do tư nhân nắm giữ 100% vốn; 32- Tổ chức do tư nhân nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên; 33- Doanh nghiệp do tư nhân nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ trở xuống nhưng tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất; 34- Hộ sản xuất; 35- Tổ chức tư nhân khác.

Loại hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài gồm: 41- Doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài nắm 100% vốn điều lệ; 42- Doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên; 43- Doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ và tỷ lệ nắm giữ là lớn nhất; 44- Tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài khác.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chính phủ năm 2025: Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá

Chính phủ năm 2025: Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2024, trong đó thống nhất chủ đề điều hành của năm 2025 là "Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá".
CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

CPI năm 2024 tăng 3,66%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra

Báo cáo kinh tế - xã hội quý IV và cả năm 2024 từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý IV/2024 tăng 2,87% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, CPI cả năm 2024 tăng 3,63%, hoàn thành xuất sắc mục tiêu mà Quốc hội đã đề ra, phản ánh sự ổn định và hiệu quả trong điều hành kinh tế vĩ mô.
Bứt phá tăng trưởng kinh tế: Chiến lược và giải pháp quyết liệt cho năm 2025

Bứt phá tăng trưởng kinh tế: Chiến lược và giải pháp quyết liệt cho năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 135/CĐ-TTg ngày 16/12/2024 về tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng.
Tăng tốc, bứt phá hoàn thành vượt 15 chỉ tiêu năm 2024

Tăng tốc, bứt phá hoàn thành vượt 15 chỉ tiêu năm 2024

Tại Nghị quyết số 233/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2024, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương vừa tăng tốc, bứt phá để quyết tâm đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu, mục tiêu của năm 2024, vừa khẩn trương triển khai những nhiệm vụ mới, quan trọng, cấp bách; tạo đà, tạo lực, tạo thế, giữ nhịp cao hơn để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9/12/2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.
Kinh tế - xã hội 11 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng

Kinh tế - xã hội 11 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng

Chiều 7/12, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ.
Quốc hội quyết nghị chưa tăng tiền lương khu vực công trong năm 2025

Quốc hội quyết nghị chưa tăng tiền lương khu vực công trong năm 2025

Nghị quyết số 159/2024/QH15 của Quốc hội quyết nghị chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận