Dự báo CPI tháng 10/2024 tăng 0,3%

Theo Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại, những yếu tố bất định về địa chính trị và kinh tế trên thế giới có thể sẽ các tác động tiêu cực đến tăng trưởng cũng như chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng cuối năm.

Mặc dù nhiều lĩnh vực bị thiệt hại bởi bão lũ, nhưng hoạt động đầu tư, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước trong tháng 9/2024 vẫn diễn ra khá tích cực và sôi động. Thị trường nội địa nhìn chung nhanh chóng ổn định trở lại sau bão lũ, nguồn cung hàng hoá về cơ bản vẫn được đảm bảo, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân.

Dự báo CPI tháng 10/2024 tăng 0,3%

Sau 9 tháng năm 2024, việc kiểm soát lạm phát đạt được kết quả khá tích cực khi CPI bình quân mới tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước, dưới mức mục tiêu kiểm soát lạm phát trong khoảng 4 – 4,5%. Tuy nhiên, những yếu tố bất định về địa chính trị và kinh tế trên thế giới có thể sẽ các tác động tiêu cực đến tăng trưởng cũng như chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng cuối năm.

- Thị trường thế giới

Kinh tế thế giới hiện đã có nhiều diễn biến tích cực khi cả hai nền kinh tế đầu tầu là Mỹ và Trung Quốc đều có những chính sách mang tính bước ngoặt, quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) nới lỏng chính sách tiền tệ cùng nhiều chính sách hỗ trợ bất động sản nhằm vực dậy nền kinh tế. Trước đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng đã cắt giảm lãi suất khá mạnh sau 4 năm. Trên thị trường hàng hoá, giá hầu hết các mặt hàng nguyên, nhiên liệu cơ bản vẫn giữ ổn định nhờ nguồn cung ngày càng được cải thiện.

+ Nhóm nhiên liệu

Giá dầu Brent có thể sẽ tiếp tục duy trì mức trên dưới 70 USD/thùng bởi căng thẳng gia tăng ở Trung Đông làm tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung, cộng với tăng trưởng kinh tế của Mỹ tiếp tục khởi sắc. Tuy nhiên, giá dầu sẽ bị chi phối giảm bởi lực cản tăng trưởng nhu cầu dầu trong trung hạn vẫn khá yếu. Việc chính phủ Trung Quốc đã đưa ra gói kích thích kinh tế lớn nhất và quan trọng nhất kể từ sau đại dịch Covid-19 có thể sẽ vực giá dầu tăng lên.

+ Nhóm kim loại

Kéo dài đà giảm từ nhiều tháng trước, giá sắt thép xây dựng liên tục lao dốc và đã giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về dài hạn giá thép và nguyên liệu sẽ được hỗ trợ khi Chính phủ Trung Quốc áp dụng thêm các biện pháp kích thích nền kinh tế như mở rộng nhu cầu trong nước, tập trung nhiều hơn vào tiêu dùng.

Trái ngược với kim loại sắt thép, việc Fed bắt đầu chính sách cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm đã khiến giá vàng phá vỡ mọi kỷ lục, có lúc vượt mức 2.700 USD/oz, so với cùng kỳ năm ngoái giá vàng đã tăng gần 35%.

Giá vàng sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi dự báo Fed sẽ cắt giảm thêm nhiều đợt lãi suất kéo dài đến năm 2026 do tăng trưởng việc làm vững chắc và sự mở rộng kinh tế của Mỹ cộng với các yếu tố như bất ổn địa chính trị gia tăng và lực mua vàng từ các ngân hàng trung ương.

+ Nhóm nông sản

Sự suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc khiến các hộ gia đình cắt giảm lượng thịt tiêu thụ và hạn chế đi ăn nhà hàng, từ đó giảm lượng nguyên liệu cần thiết để chăn nuôi gia súc và chế biến thức ăn.Tồn kho ngũ cốc của nước này tăng cao, từ đó gây áp lực trên thị trường toàn cầu.

Tình hình này sẽ không sớm thay đổi bởi tình hình dân số già hóa và nền kinh tế suy yếu báo hiệu một triển vọng kém sáng sủa.

- Thị trường trong nước

Trong tháng 9/2024, cơn bão số 3 Yagi đã ảnh hưởng nặng nề, gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và hệ thống giao thông tại một số tỉnh phía Bắc, dẫn đến một số thời điểm đã xuất hiện tình trạng khan hiếm cục bộ lương thực, rau củ quả, khiến giá tăng tại một số tỉnh. Một số địa phương thực hiện tăng học phí theo lộ trình; giá thuê nhà ở tăng là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 đã tăng 0,29% so với tháng trước.

Tuy nhiều lĩnh vực bị thiệt hại bởi bão lũ, nhưng hoạt động đầu tư, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước trong tháng 9/2024 vẫn diễn ra khá tích cực và sôi động. Thị trường nội địa nhìn chung nhanh chóng ổn định trở lại, dù thiên tai bão lũ nhưng nguồn cung hàng hoá về cơ bản vẫn được đảm bảo, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân.

Sau 9 tháng năm 2024, việc kiểm soát lạm phát đạt được kết quả khá tích cực khi CPI bình quân mới tăng 3,88% so với cùng kỳ năm trước, dưới mức mục tiêu kiểm soát lạm phát trong khoảng 4 – 4,5%. Tuy nhiên, những yếu tố bất định về địa chính trị và kinh tế trên thế giới có thể sẽ các tác động tiêu cực đến tăng trưởng cũng như chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng cuối năm.

Hiện nhiều địa phương đã nhanh chóng khẩn trương khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, cộng với việc các cơ quan quản lý đảm bảo chặt chẽ kết nối cung cầu hàng hóa sẽ là yếu tố làm giảm tác động đến việc tăng giá hàng hóa cũng như chỉ số giá tiêu dùng.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ có phương án điều hành phù hợp đối với các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường để tránh tác động cộng hưởng lên CPI.

Ngoài ra, các yếu tố thuận lợi từ thị trường ngoài nước như giá xăng dầu, sắt thép và nguyên liệu trên thị trường thế giới đã giảm, Fed giảm lãi suất cơ bản, qua đó giảm áp lực lên tỷ giá hối đoái, sẽ khiến chỉ số giá tiêu dùng vẫn có thể đảm bảo được mục tiêu mà Quốc hội đã đặt ra.

Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các yếu tố tác động, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại dự báo CPI tháng 10/2024 có thể tăng khoảng 0,3% so với tháng trước.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 18/2/2025 đôn đốc các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
Tập trung hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025

Tập trung hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2025, trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quán triệt, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tập trung thực hiện và hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2021 - 2025, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên trong năm 2025.
Chính phủ ban hành Nghị quyết đặt mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương để đạt 8% trở lên năm 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết đặt mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương để đạt 8% trở lên năm 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển

Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024. Năm 2025, Chính phủ không chỉ tập trung vào cải cách môi trường kinh doanh mà còn đẩy mạnh phát triển kinh tế số và công nghiệp chế biến chế tạo, đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững với mục tiêu tăng trưởng GDP 8%.
Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 23/1/2025 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 (Kế hoạch).
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1719/QĐ-TTg ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025.
Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Chính phủ năm 2025: Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá

Chính phủ năm 2025: Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2024, trong đó thống nhất chủ đề điều hành của năm 2025 là "Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá".
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận