EU "bật đèn xanh" cho thương vụ hàng không lớn giữa Lufthansa và ITA Airways

Trong một thông báo, Giám đốc điều hành Lufthansa Carsten Spohr cho biết khoản đầu tư vào ITA Airways sẽ củng cố vị thế của Lufthansa trong cuộc cạnh tranh toàn cầu.

* Danh mục dịch vụ thực hiện kê khai giá tại cảng hàng không

Ủy ban châu Âu (EU) ngày 3/7 đã phê duyệt có điều kiện cho thỏa thuận mua cổ phần của hãng hàng không Đức Lufthansa tại hãng hàng không ITA Airways của Italy. Thỏa thuận này được Italy gọi là "thành công lớn của châu Âu".

Năm 2023, Lufthansa, một trong những hãng hàng không lớn nhất châu Âu, đã đồng ý trả 325 triệu euro (350 triệu USD) để mua 41% cổ phần của ITA, trong đó Bộ Tài chính Italy cũng đóng góp 250 triệu euro như một phần của việc tăng vốn.

Thỏa thuận này sẽ củng cố sự hiện diện của hãng hàng không Đức tại Italy và mang lại nhiều lựa chọn hơn cho các chuyến du lịch đến châu Phi, Nam Mỹ và Trung Đông.

Tuy nhiên, thương vụ này đã phải trải qua một quá trình khó khăn để được các cơ quan quản lý chấp thuận sau khi Ủy ban châu Âu (EC) mở một cuộc điều tra sâu rộng hồi tháng 1/2024 vì lo ngại nó có thể gây ra tổn hại cho sự cạnh tranh.

EC hiện đã “bật đèn xanh” sau khi Lufthansa và Chính phủ Italy đưa ra một gói cam kết để xoa dịu những lo ngại đó. Trong một thông báo, Giám đốc điều hành Lufthansa Carsten Spohr cho biết khoản đầu tư vào ITA Airways sẽ củng cố vị thế của Lufthansa trong cuộc cạnh tranh toàn cầu. Tuy nhiên, tổ chức đại diện người tiêu dùng châu Âu BEUC bày tỏ lo ngại về thông tin hạn chế về các cam kết do các bên liên quan đưa ra.

Ông Agustin Reyna, Giám đốc BEUC, đại diện cho người tiêu dùng ở 31 quốc gia, cho biết việc thiếu sự rõ ràng hiện nay khiến BEUC lo ngại rằng người tiêu dùng có thể phải "trả giá" cho vụ sáp nhập này bằng việc giá vé cao hơn, ít lựa chọn đường bay hơn và dịch vụ kém chất lượng hơn.

Thỏa thuận này cung cấp cho Lufthansa nhiều lựa chọn để tăng cổ phần tại ITA Airways hoặc mua lại hoàn toàn hãng này trong tương lai.

EC cho biết các biện pháp nhượng bộ được đề xuất để giúp đạt được thỏa thuận bao gồm việc tạo điều kiện cho một hoặc hai hãng hàng không đối thủ có thể mở các chuyến bay thẳng giữa Rome và Milan với Trung Âu. EC cho hay những cam kết này giải quyết hoàn toàn các mối lo ngại về cạnh tranh mà Ủy ban đề cập đến.

(TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tương lai của ngành thương mại thời trang Thụy Điển

Tương lai của ngành thương mại thời trang Thụy Điển

Sự quan tâm đến hàng thời trang đã qua sử dụng tại Thụy Điển đã bùng nổ. Ngày nay, 6/10 người tiêu dùng mua các sản phẩm thời trang đã qua sử dụng.
Thương mại Việt Nam – Malaysia còn nhiều dư địa phát triển

Thương mại Việt Nam – Malaysia còn nhiều dư địa phát triển

Trong 8 tháng đầu năm 2024, thương mại song phương giữa Việt Nam và Malaysia tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực với kim ngạch đạt 9,62 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 1,9% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD giúp Việt Nam ứng phó thiên tai

ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD giúp Việt Nam ứng phó thiên tai

Ngày 27/9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD để hỗ trợ Việt Nam cung cấp các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi ở các tỉnh phía Bắc.
Việt Nam tiếp tục thăng hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam tiếp tục thăng hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu

Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu 2024 cho thấy Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023, trong đó có 3 chỉ số đứng đầu thế giới. Trong 14 năm liền, Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển.
Hợp tác thương mại Việt - Trung tạo động lực phát triển thực chất và hiệu quả

Hợp tác thương mại Việt - Trung tạo động lực phát triển thực chất và hiệu quả

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có tình hữu nghị truyền thống lâu đời. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam coi trọng và xác định phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc là chủ trương nhất quán, lâu dài, là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Phát triển VNPT thành tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh

Phát triển VNPT thành tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định 1019/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; Kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2025 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP. HCM lần thứ 5

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP. HCM lần thứ 5

Sáng 25/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024 lần thứ 5 - phiên toàn thể.
Việt Nam tham dự Hội chợ Thương mại Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21

Việt Nam tham dự Hội chợ Thương mại Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21

Ngày 24/9/2024, tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc Hội chợ Thương mại Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21 (CAEXPO 2024) đã chính thức được khai mạc. Hội chợ là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, được Chính phủ Trung Quốc quyết định tổ chức thường niên kể từ năm 2004.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận