Giá dầu bật tăng do chi phối bởi áp lực nguồn cung
* Giá dầu nối dài đà hồi phục sau khi chạm mức đáy 4 tháng
Theo số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày 17/6, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hoá. Các mặt hàng trong nhóm năng lượng tăng giá trong khi nhóm nông sản, nguyên liệu công nghiệp và kim loại đồng loạt giảm đã khiến chỉ số MXV-Index suy yếu 0,54% xuống 2.283 điểm, nối dài chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp.
Chốt phiên hôm qua, giá dầu thế giới tăng lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 6 trong bối cảnh rủi ro địa chính trị bên cạnh áp lực nguồn cung. Kết phiên, giá dầu WTI tăng 2,4% lên 80,33 USD/thùng, dầu Brent tăng 1,97% lên 84,25 USD/thùng.
Đà tăng của giá dầu được hỗ trợ khi xung đột tại chảo lửa Trung Đông vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt, bất chấp nỗ lực hòa giải quốc tế. Mới đây nhất, phát ngôn viên quân đội Israel, Chuẩn Đô đốc Daniel Hagari đã cho biết trong một tuyên bố rằng, hỏa lực xuyên biên giới tăng cường từ phong trào Hezbollah của Lebanon vào Israel có thể gây ra sự leo thang nghiêm trọng và phía Israel sẵn sàng đưa ra các biện pháp đáp trả.
Trong khi đó, Philippe Lazzarini, người đứng đầu UNRWA, tổ chức chính cung cấp viện trợ nhân đạo cho Gaza, nói rằng không có sự tạm dừng nào trong các hoạt động quân sự của Israel, bất chấp thông báo của quân đội nước này trong Chủ nhật về việc tạm dừng chiến thuật trong các hoạt động quân sự.
Áp lực nguồn cung cũng đã khiến giá dầu bật tăng mạnh mẽ khi Đan Mạch đang xem xét các biện pháp để ngăn chặn “đội tàu chở dầu bóng tối” vận chuyển dầu của Nga qua Biển Baltic. Nga vận chuyển khoảng 1/3 lượng dầu xuất khẩu bằng đường biển, tương đương 1,5% nguồn cung toàn cầu, qua eo biển Đan Mạch, cửa ngõ vào Biển Baltic, vì vậy bất kỳ nỗ lực nào nhằm ngăn chặn nguồn cung đều có thể khiến giá dầu tăng cao.
Bên cạnh đó, theo tổ chức nghiên cứu năng lượng Rystad Energy, việc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) cắt giảm sản lượng sẽ khiến tăng trưởng nguồn cung dầu toàn cầu chậm lại không chỉ trong năm nay mà còn kéo dài sang 2025. Cụ thể, Rystad cho biết tổng tăng trưởng nguồn cung dầu dự kiến hiện chỉ đạt gần 80.000 thùng/ngày cho năm 2024, giảm mạnh so với ước tính tăng 900.000 thùng/ngày trước đó, đánh dấu năm đầu tiên kể từ 2020 tăng trưởng nguồn cung dầu thế giới gần như bằng 0.
Cùng chuyên mục
Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Lỗ hổng RCE trên Microsoft Sharepoint bị khai thác để xâm nhập vào hệ thống mạng của doanh nghiệp

Nhóm APT Evasive Panda sử dụng bộ công cụ CloudScout để đánh cắp cookie phiên đăng nhập từ các dịch vụ đám mây

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham gia đoàn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Qatar

UAE bắn 21 phát đại bác chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính
Đọc nhiều / Mới nhận

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Bắc Kạn phát hiện, thu giữ hơn 2,4 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội 10 cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thông tin về vụ việc xảy ra cháy tại Trạm biến áp 500kV Long Thành (Đồng Nai)

Sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025
