Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “nói đi đôi với làm” trong cán bộ, đảng viên Cục QLTT tỉnh Hưng Yên

Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh luôn được Cục QLTT tỉnh Hưng Yên coi trọng, được đưa vào các phong trào thi đua hàng tháng để giúp cán bộ, đảng viên hiểu được ý nghĩa sâu xa của việc giáo dục đạo đức tư tưởng cách mạng. Nhất là đội ngũ cán bộ trẻ đã không ngừng học tập, tìm kiếm các tài liệu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh. Sắp tới sinh nhật Bác ngày 19/5 hàng năm Cục QLTT tỉnh Hưng Yên tổ chức các phong trào thi đua để chào mừng tỏ lòng biết ơn đối với công lao Bác Hồ với dân tộc Việt Nam.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “nói đi đôi với làm” trong cán bộ, đảng viên Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Lực lượng QLTT tỉnh Hưng Yên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ảnh Hoàng Giang

Tư tưởng H Chí Minh nói đi đôi với làm, coi trọng tài và đức.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục tư tưởng đạo đức có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng. Người chỉ rõ nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục vì con người, có vai trò huấn luyện, bồi dưỡng, phát triển toàn diện con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ của nền giáo dục là “phải phục tùng đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân. học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế. Giáo dục phải góp phần đào tạo ra được những người lao động mới. Đó là những người có lòng yêu nước nồng nàn, “trung với nước, hiếu với dân”, có đạo đức cách mạng trong sáng, có chí khí hăng hái vươn lên, không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, có tinh thần gan dạ, dũng cảm, khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiết kiệm, trong sạch, giản dị, có tri thức và sức khoẻ để trở thành những người chủ tương lai của đất nước, “những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên”.

Với một tầm nhìn thời đại và tư duy toàn cầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những mục tiêu của giáo dục về đạo đức, lối sống là phát triển toàn diện con người, thúc đẩy hoàn toàn những năng lực sẵn có của các cán bộ, đảng viên. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. “Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”; “Học để sửa chữa tư tưởng”; “Học để tu công đạo đức cách mạng”; “Học để tin tưởng”...

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục đạo đức, lối sống phải có tính toàn diện, trong đó giáo dục đạo đức là gốc rễ, nền tảng.

Các nội dung trên của giáo dục đạo đức, lối sống được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát lại trong hai chữ “tài” và “đức”.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong giáo dục đạo đức, lối sống kiến thức là rất cần thiết, nhưng Người cũng chỉ ra rằng, đạo đức đóng vai trò quan trọng không kém. Người khẳng định: “Giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản... thì còn làm nổi việc gì?”.

Nói đi đôi với làm

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, bản thân Bác là một tấm gương sáng về “nói đi đôi với làm”. Nói đi đôi với làm” là một trong những nguyên tắc đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: nói thì phải làm, xây đi cùng với chống và tu dưỡng đạo đức suốt đời. Bác dạy: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước, phải học lấy bốn đức cách mạng gồm: Cần, kiệm, liêm, chính. Muốn làm cách mạng, phải cải cách tính nết mình trước tiên”.

Bác nhấn mạnh: “mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng”. Theo Bác thì từng lời nói, từng việc làm của mỗi cán bộ, đảng viên phải phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng, lợi ích của quần chúng nhân dân, đúng với thực tế khách quan, đúng mục đích, đúng nơi, đúng thời điểm, phải ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, súc tích.

Đối với việc làm, Bác yêu cầu cán bộ, đảng viên: việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh. Theo Bác thì không được hứa mà không làm. Lời hứa chỉ có giá trị khi đi liền với việc làm cụ thể. “Làm” ở đây chính là hành động, là hoạt động thực tiễn, là tổ chức thực hiện, đưa chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, từ việc nhỏ đến việc lớn, mang ý nghĩa thiết thực. Ðối với Ðảng ta, Bác yêu cầu “Ðảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Ðảng”. Ðối với cán bộ, đảng viên “cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh… phải nhúng tay vào việc”.

Đối với mỗi cán bộ, đảng viên việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết. “Nói đi đôi với làm” thể hiện bằng kết quả công việc. Kết quả công việc là thước đo sự cống hiến của mỗi cán bộ, đảng viên . Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, về bản chất, “nói đi đôi với làm” không chỉ là nguyên tắc đạo đức, lẽ sống, phương châm hoạt động mà còn là biểu hiện sinh động cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người.

Học tập và làm theo gương Bác về nói đi đôi với làm, mỗi cán bộ, đảng viên cần thực hiện tốt một số yêu cầu cơ bản đó là:

Thứ nhất: luôn nói và viết đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, không xuyên tạc hoặc nói sai. Phải nắm vững đường lối cách mạng của Đảng trong toàn bộ tiến trình cách mạng và được cụ thể hóa trong từng giai đoạn. Nắm vững đường lối cách mạng để thực hiện cho đúng, viết cho đúng, nói cho đúng, cần phải rèn luyện bản lĩnh vững vàng để có niềm tin vào mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, với sự nghiệp cách mạng, bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng xã hội tự do, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.

Để thực hiện đúng quan điểm, đường lối của Đảng mỗi cán bộ, đảng viên phải nghiêm túc nghiên cứu lý luận, học tập lý luận Mác-Lênin, nghiên cứu kiến thức, tích lũy kinh nghiệm nâng cao năng lực chuyên môn và phát triển năng lực tự hoàn thiện mình theo thời gian từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.

Thứ hai: lời nói với việc làm luôn thống nhất với nhau, không được “nói một đàng làm một nẻo”. Cán bộ, đảng viên không được nói nhiều làm ít hoặc nói mà không làm. Nếu nói rằng phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư mà bản thân lại lười biếng, không hoàn thành những công việc được giao. Để nói đi đôi với làm, còn cần có sự cố gắng, bền bỉ và quyết tâm, bởi bất kỳ công việc nào, nhiệm vụ gì, dù lớn hay nhỏ, khó hay dễ, phức tạp hay đơn giản, nhưng nếu không ra sức phấn đấu thì cũng không thể thành công được.

Thứ ba: Phải thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, luôn cập nhật kiến thức mới từ những biến đổi của cuộc sống. Mỗi cán bộ, đảng viên ít nhiều đã được trang bị những kiến thức lý luận cơ bản nhưng việc áp dụng vào thực tiễn và sự trải nghiệm công việc thực tế còn hạn chế.

Để nâng cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm chúng ta cần tăng cường công tác giáo dục chính trị, nâng cao nhận thức cho mỗi cán bộ, đảng viên về mục tiêu, lý tưởng cách mạng mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Mỗi cán bộ, đảng viên có kế hoạch học tập, không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, tư cách đảng viên; khắc phục mọi biểu hiện cơ hội, thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, mơ hồ mất cảnh giác, giảm sút ý chí chiến đấu và những biểu hiện sa sút về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Đặc biệt cần phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, thực sự là tấm gương về phẩm chất đạo đức, lối sống. Phát huy dân chủ trong Đảng, thực hiện tốt tự phê bình và phê bình, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nhất là những mặt còn yếu kém, không nể nang, né tránh; đề ra các biện pháp khắc phục, sửa chữa khuyết điểm làm cho công tác xây dựng Đảng thực sự đi vào chiều sâu, có nề nếp, nhằm xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.

Hoàng Văn Giang
Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp, Cục QLTT tỉnh Hưng Yên

Cùng chuyên mục

Tin khác

Lãnh đạo các nước tôn vinh sự cống hiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lãnh đạo các nước tôn vinh sự cống hiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, lãnh đạo các nước, các Đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản trên thế giới, các Đảng đối tác, các tổ chức quốc tế đã gửi các điện/thư/thông điệp chia buồn đến Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Nhân dân Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường tiếp Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba chào từ biệt

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường tiếp Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba chào từ biệt

Chiều 23/7, tại Hà Nội, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hùng Ba đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
Lãnh đạo các nước, các Đảng trên thế giới gửi điện, thư, thông điệp chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Lãnh đạo các nước, các Đảng trên thế giới gửi điện, thư, thông điệp chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, Lãnh đạo các nước, các Đảng trên thế giới đã gửi điện, thư, thông điệp chia buồn đến Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Nhân dân Việt Nam và gia quyến đồng chí Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều ngày 20/7, tại Bắc Kinh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc viếng, chia buồn sâu sắc và ghi sổ tang trước việc đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần.
Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang

Tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang

Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức với nghi thức Quốc tang. Trong hai ngày Quốc tang (25/7/2024 và 26/7/2024), các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ, không tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí công cộng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân

Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã từ trần vào hồi 13h38' ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch không gian biển quốc gia

Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch không gian biển quốc gia

Ngày 28/6, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 139/2024/QH15 về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận