Hơn 119.000 doanh nghiệp 'khai sinh' trong 6 tháng
Dù số doanh nghiệp rời khỏi thị trường còn lớn, nhưng tín hiệu tích cực hơn đã xuất hiện. Từ tháng 5/2023, lượng doanh nghiệp “khai sinh” đã nhiều số hơn “khai tử”. Xu hướng này tiếp tục nối dài sang tháng 6, với hơn 15.700 doanh nghiệp thành lập mới, trong khi 13 doanh nghiệp rút lui.
Tính chung 6 tháng, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế là 1,5 triệu tỷ đồng (giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2023). Cả vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới và vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động đều sụt giảm.
Doanh nghiệp thành lập mới đa phần có quy mô nhỏ (dưới 10 tỷ đồng) với 74,3 nghìn doanh nghiệp (chiếm 92,3%, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023). Lĩnh vực dịch vụ chiếm áp đảo, với hơn 60.600 doanh nghiệp mới.
Các doanh nghiệp tạo ra hơn nửa triệu việc làm trên cả nước, với tổng lao động đăng ký từ doanh nghiệp thành lập mới là hơn 511 người, tăng nhẹ so với cùng kỳ.
Ở chiều ngược lại, về phía doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, phần lớn nhóm này (64,7%) chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn. Đây cũng là nhóm có tỷ lệ chờ làm thủ tục giải thế, và đã giải thế cao nhất.
Đáng chú ý, phần lớn doanh nghiệp giải thể trong 6 tháng năm có thời gian hoạt động ngắn (dưới 5 năm).
Trong buổi chia sẻ với báo chí tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đang giao cho Tổng cục Thống kê khảo sát thực tế hoạt động doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm, tình trạng trả cửa hàng, cửa hiệu, trả mặt bằng... để có giải pháp hỗ trợ phù hợp. Ông Dũng lo ngại doanh nghiệp trong nước đang rất khó khăn, không đủ sức để lớn, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).