Hướng dẫn về ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo trực tuyến giáo dục đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 30/2023/TT-BGDĐT quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo trực tuyến đối với giáo dục đại học.

Theo Thông tư, đào tạo trực tuyến phải bảo đảm chất lượng theo yêu cầu của chương trình đào tạo đã được ban hành; quy trình, nội dung và chất lượng đào tạo trực tuyến phải liên tục được cải thiện; luôn cập nhật công nghệ tiên tiến, phù hợp nhất để triển khai đào tạo trực tuyến.

Hướng dẫn về ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo trực tuyến giáo dục đại học
Ảnh minh họa

Đồng thời bảo đảm công bằng trong tiếp cận, tham gia các hoạt động đào tạo trực tuyến, lấy lợi ích của người học làm trung tâm. Cơ sở đào tạo có thể tự đầu tư hoặc thuê dịch vụ công nghệ thông tin đối với hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho tổ chức triển khai đào tạo trực tuyến; tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn thông tin, an toàn thông tin cá nhân, an ninh mạng và sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật.

Về nội dung đào tạo trực tuyến: Giám đốc, Hiệu trưởng cơ sở đào tạo quyết định môn học, học phần trong các chương trình đào tạo của đơn vị thực hiện đào tạo trực tuyến trên cơ sở các quy định của Quy chế đào tạo các trình độ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nội dung đào tạo trực tuyến có khối lượng, nội dung và cấu trúc kiến thức tương đương với các học phần thuộc chương trình đào tạo.

Hệ thống phần mềm đào tạo trực tuyến

Thông tư nêu rõ, phần mềm tổ chức đào tạo trực tuyến đồng bộ có chức năng tối thiểu sau: Giúp người dạy tổ chức các hoạt động đào tạo trực tuyến đồng bộ; hướng dẫn, giao nhiệm vụ học tập đồng thời cho tất cả người học tham dự trong cùng một không gian học tập thông qua kênh hình, kênh tiếng, kênh chữ, chuyển tải học liệu đào tạo đến người học.

Đồng thời giúp người học tham gia các hoạt động đào tạo trực tuyến; tương tác, trao đổi thông tin theo thời gian thực với người dạy và những người học khác trong cùng một không gian học tập.

Nhân lực triển khai đào tạo trực tuyến

Nhân lực triển khai đào tạo trực tuyến gồm: người dạy, đội ngũ quản trị, vận hành hệ thống, đội ngũ thiết kế và sản xuất học liệu, đội ngũ cố vấn và giáo vụ.

Người dạy phải có kỹ năng đào tạo trực tuyến như: quản lý, định hướng, hướng dẫn và giải đáp người học qua phương thức đào tạo trực tuyến; sử dụng thành thạo hệ thống quản lý học tập trực tuyến và các phương tiện công nghệ thông tin phục vụ đào tạo trực tuyến.

Đội ngũ quản trị, vận hành hệ thống đào tạo trực tuyến phải am hiểu các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin liên quan đến đào tạo trực tuyến của cơ sở đào tạo; được hướng dẫn, chuyển giao công nghệ để quản trị, vận hành hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo hoạt động ổn định, an toàn.

Bảo đảm chất lượng đào tạo trực tuyến

Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng và thực hiện các giải pháp bảo đảm chất lượng đào tạo trực tuyến. Có quy định để bảo đảm chất lượng đào tạo trực tuyến theo yêu cầu của chương trình đào tạo và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nội dung khóa học được thiết kế và cập nhật thường xuyên để bảo đảm bảo phù hợp với nhu cầu của người học. Có giải pháp hỗ trợ và trả lời yêu cầu của người học, người dạy; có cơ chế tiếp nhận và giải đáp ý kiến từ người học, người dạy và các tổ chức, cá nhân có liên quan để đo lường sự hài lòng của người sử dụng.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 13/02/2024.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023

Phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1117/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng trên 7%

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng trên 7%

Kết luận Phiên họp Chính phủ trực tuyến với 63 địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, cấp thiết thời gian tới, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cả năm 2024 khoảng trên 7%, tăng trưởng quý IV từ 7,5-8%.
Kinh tế 9 tháng tăng trưởng tích cực

Kinh tế 9 tháng tăng trưởng tích cực

Theo Tổng cục Thống kê, kinh tế 9 tháng năm 2024 đạt mức tăng trưởng 6,82%. Đây là mức tăng trưởng tích cực, thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động của kinh tế thế giới, khắc phục hậu quả nặng nề do thiên tai.
Đến hết quý 2/2024, Quỹ bình ổn giá xăng dầu dư gần 6.061 tỷ đồng

Đến hết quý 2/2024, Quỹ bình ổn giá xăng dầu dư gần 6.061 tỷ đồng

Ngày 4/10, Bộ Tài chính đã công khai chi tiết tình hình trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu của các thương nhân kinh doanh xăng dầu quý II/2024.
9 tháng, cả nước thu hút gần 25 tỷ USD vốn FDI

9 tháng, cả nước thu hút gần 25 tỷ USD vốn FDI

Tính đến 30/9/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Tháng 12 hoàn thành Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Tháng 12 hoàn thành Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký ban hành Quyết định số 1088/QĐ-TTg ngày 2/10/2024 phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Tương lai của ngành thương mại thời trang Thụy Điển

Tương lai của ngành thương mại thời trang Thụy Điển

Sự quan tâm đến hàng thời trang đã qua sử dụng tại Thụy Điển đã bùng nổ. Ngày nay, 6/10 người tiêu dùng mua các sản phẩm thời trang đã qua sử dụng.
Thương mại Việt Nam – Malaysia còn nhiều dư địa phát triển

Thương mại Việt Nam – Malaysia còn nhiều dư địa phát triển

Trong 8 tháng đầu năm 2024, thương mại song phương giữa Việt Nam và Malaysia tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực với kim ngạch đạt 9,62 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 1,9% tỷ trọng trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận