Kinh tế châu Á và những thách thức về nhân khẩu học

Theo trang mạng của Viện Lowy (Australia), các chủ thể kinh tế, văn hóa và mục tiêu của chính sách đối ngoại sẽ phát triển cùng với sự thay đổi nhân khẩu học của khu vực.

Người dân chọn mua hàng trong siêu thị ở Hà Bắc, Trung Quốc, ngày 9/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo, đến năm 2050, cứ 4 người ở châu Á sẽ có một người trên 60 tuổi. Con số này tăng gấp ba lần so với năm 2010. Trung Quốc, cường quốc kinh tế của khu vực, được cho là sẽ chứng kiến sự sụt giảm 220 triệu người trong độ tuổi lao động trong giai đoạn từ năm 2011-2050. Dân số Nhật Bản dự báo cũng sẽ giảm 16% vào năm 2050, trong đó số người cao tuổi sống một mình ước tăng 47%.

Sự thay đổi nhân khẩu học này có tác động sâu rộng, đòi hỏi sự quan tâm ngay lập tức của các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và người dân. Khi dân số già đi, các quốc gia sẽ phải đối mặt với những thách thức như chi phí chăm sóc sức khoẻ tăng lên, lực lượng lao động giảm đi và khả năng trì trệ kinh tế. Những thách thức mà các nước phải đối mặt nói trên sẽ tác động đến các ưu tiên trong chính sách đối ngoại, khả năng quân sự và động lực quyền lực trong khu vực.

Dân số già hóa chắc chắn sẽ hạn chế tăng trưởng kinh tế, có khả năng làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực. Trung Quốc, từ lâu đã được dự đoán sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, có thể gặp trở ngại trên con đường phát triển do lực lượng lao động bị thu hẹp và chi phí phúc lợi xã hội tăng cao.

Chuyên gia Alicia Garcia Herrero, nhà nghiên cứu cấp cao tại tổ chức tư vấn Bruegel và cũng là nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của ngân hàng Natixis, ước tính hiện tượng già hóa dân số của Trung Quốc có thể khiến tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm giảm 1,36% trong giai đoạn năm 2035-2050. Điều này sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ còn 1% vào năm 2035.

Suy giảm kinh tế ở Trung Quốc có thể có tác động lan tỏa khắp khu vực và xa hơn nữa. Các quốc gia được hưởng lợi từ sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc, chẳng hạn như các nhà xuất khẩu hàng hóa ở Đông Nam Á và Liên minh châu Âu (EU), có thể cần đánh giá lại chiến lược tăng trưởng của mình.

Nhật Bản, quốc gia vốn đang phải vật lộn với những thách thức của một xã hội già hóa, cung cấp một cái nhìn thoáng qua về tương lai mà các quốc gia châu Á khác có thể phải đối mặt. Hiện tượng “nền dân chủ bạc” (silver democracy) ở nước này, nơi ảnh hưởng chính trị của các cử tri lớn tuổi đã dẫn đến các chính sách ưu tiên người già hơn là thế hệ trẻ, có thể xảy ra ở những nước khác. Căng thẳng giữa các thế hệ có thể định hình nền chính trị trong nước và do đó, định hình các ưu tiên chính sách đối ngoại trên toàn khu vực.

Ở Hàn Quốc, tốc độ già hóa dân số nhanh chóng đòi hỏi chính phủ phải đánh giá lại các thỏa thuận an ninh lâu đời. Trong bối cảnh số lượng nam thanh niên sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc ngày càng giảm, Hàn Quốc cần phải tìm ra các chiến lược phòng thủ thay thế hoặc phụ thuộc nhiều hơn vào các giải pháp công nghệ.

Những thách thức về nhân khẩu học mà châu Á đang phải đối mặt không đồng đều. Trong khi dân số của các nước Đông Á đang già đi nhanh chóng, một số khu vực ở Nam và Đông Nam Á vẫn có dân số tương đối trẻ. Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới, có độ tuổi trung bình chỉ 28. Dân số trẻ của Ấn Độ có thể giúp định vị nước này là một thế lực cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực vì họ có thể sử dụng hiệu quả lực lượng lao động của mình.

Sự khác biệt về nhân khẩu học theo độ tuổi trên khắp châu Á có thể dẫn đến sự gia tăng dòng di cư khi các quốc gia có dân số già đang tìm cách giải quyết tình trạng thiếu lao động. Ví dụ, Nhật Bản đã bắt đầu nới lỏng các chính sách nhập cư nghiêm ngặt truyền thống của mình để thu hút lao động nước ngoài. Những mô hình di cư này, do nhân khẩu học thúc đẩy, có thể định hình lại cảnh quan văn hóa và tạo ra nguồn cơn căng thẳng hoặc hợp tác mới trong khu vực.

Ngoài những tác động về kinh tế và an ninh, sự già đi của châu Á còn có những tác động đáng kể đến sức mạnh mềm và ảnh hưởng văn hóa. Các quốc gia có dân số trẻ hơn có thể có vị thế tốt hơn để thúc đẩy đổi mới công nghệ và thiết lập các xu hướng văn hóa. Ví dụ, mức độ phổ biến trên toàn thế giới của văn hóa đại chúng Hàn Quốc, hay còn gọi là “Hallyu”, có thể suy giảm khi dân số nước này già đi, có khả năng làm dịch chuyển trung tâm ảnh hưởng văn hóa ở châu Á.

Sự giao thoa giữa nhân khẩu học và địa chính trị ở châu Á cũng tạo tác động toàn cầu. Khi trung tâm quyền lực kinh tế toàn cầu tiếp tục di chuyển về phía Đông, cách châu Á điều hướng những thách thức về nhân khẩu học sẽ gây ra hậu quả sâu rộng. Đặc biệt, Mỹ sẽ cần phải đánh giá lại cách tiếp cận chiến lược đối với khu vực, không chỉ xem xét các động lực quyền lực hiện tại mà còn cả xu hướng nhân khẩu học dài hạn.

Biến đổi khí hậu tạo thêm độ phức tạp cho hiện tượng thay đổi nhân khẩu học này. Khi thời tiết cực đoan ngày càng xuất hiện thường xuyên và nghiêm trọng hơn, những người lớn tuổi có thể đặc biệt dễ bị tổn thương hơn. Điều này có thể làm tăng nhu cầu về các biện pháp thích ứng với khí hậu và có khả năng dẫn đến các mô hình di cư mới trong và ngoài châu Á.

Những lựa chọn chính sách được đưa ra hôm nay sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình cách các quốc gia thích ứng với những thay đổi này trong tương lai. Đầu tư vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe và đổi mới công nghệ có thể giúp giảm thiểu một số thách thức do dân số già hóa đặt ra. Điều quan trọng không kém là cần thúc đẩy sự thích ứng văn hóa và xã hội để hỗ trợ những người lao động lớn tuổi và thúc đẩy tình đoàn kết giữa các thế hệ.

Theo TTXVN

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam là nguồn cung hàng hóa lớn thứ 12 của Chile

Việt Nam là nguồn cung hàng hóa lớn thứ 12 của Chile

Thương mại giữa Việt Nam và Chile trong năm 2024 tiếp tục phát triển mạnh mẽ, khẳng định mối quan hệ đối tác kinh tế chiến lược giữa hai quốc gia nằm ở hai bên bờ Thái Bình Dương.
Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa

Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa

Ngày 11/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Thủ tướng: Đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Thủ tướng: Đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Sáng 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban Kinh tế - Xã hội) chủ trì Phiên họp Thường trực Chính phủ với Thường trực Tiểu ban Kinh tế - Xã hội.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng nêu rõ tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đã đạt kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, trong đó tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.
Nền kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch COVID-19

Nền kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch COVID-19

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), 8 tháng qua, nền kinh tế tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, được các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp đánh giá cao.
8 tháng, CPI cả nước tăng 4,04%

8 tháng, CPI cả nước tăng 4,04%

Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 6/9, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng Tám tăng giảm đan xen; trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới.
8 tháng năm 2024, cả nước thu hút được hơn 20,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài

8 tháng năm 2024, cả nước thu hút được hơn 20,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, sau khi thay đổi ngày tổng hợp số liệu sang cuối tháng báo cáo, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 8 tháng năm 2024 đạt hơn 20,5 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông trùm dầu mỏ và bán lẻ Thái Lan hướng đến mục tiêu mở rộng hơn nữa tại Campuchia

Ông trùm dầu mỏ và bán lẻ Thái Lan hướng đến mục tiêu mở rộng hơn nữa tại Campuchia

PTT Oil and Retail Business (OR), công ty niêm yết công khai có trụ sở chính tại Thái Lan, đã thông báo rằng công ty sẽ tăng đầu tư vào hoạt động kinh doanh dầu mỏ và bán lẻ tại Campuchia trong bốn năm tới từ năm 2024 đến năm 2028, do những thành công liên tục đạt được tại thị trường Campuchia.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận