Lừa đảo tài chính tăng vì tài khoản ngân hàng rác

Bkav vừa công bố kết quả từ chương trình “Đánh giá an ninh mạng dành cho người sử dụng cá nhân”. Chương trình được thực hiện tháng 12/2023.

Báo cáo khảo sát an ninh mạng của Bkav ghi nhận tỷ lệ người dùng nhận được tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo tiếp tục gia tăng. Nếu năm 2022, con số này là 69,6% thì trong năm 2023 là 73%.

Lừa đảo tài chính qua mạng bùng nổ trong những năm gần đây và trở thành vấn nạn khi nạn nhân thuộc mọi tầng lớp và sinh sống ở bất cứ đâu. Trong các vụ việc lừa đảo với mục đích tài chính, kẻ xấu yêu cầu người dùng chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Nhưng khi điều tra, các tài khoản này đều không chính chủ, khiến cơ quan chức năng gặp khó khăn để tìm ra tội phạm và ngăn chặn vấn nạn lừa đảo.

Lừa đảo tài chính tăng vì tài khoản ngân hàng rác
Ảnh minh họa

Tại các nhóm kín trên Facebook, Telegram, Twitter… việc mua bán tài khoản ngân hàng rác diễn ra nhộn nhịp. Trong năm qua, cơ quan công an đã triệt phá nhiều đường dây buôn bán hàng nghìn tài khoản ngân hàng ra nước ngoài, với giá trị giao dịch của các tài khoản này lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Ngoài ra, năm 2023, hệ thống giám sát và cảnh báo virus của Bkav ghi nhận có tới 745.000 máy tính bị nhiễm virus đánh cắp tài khoản (Facebook, ngân hàng), tăng 40% so với năm 2022.

Phát tán mạnh nhất phải kể đến các dòng như: RedLineStealer, ArkeiStealer, Fabookie… đều nằm trong top 20 dòng virus lây nhiễm mạnh ở Việt Nam. Nếu như năm ngoái, các virus này vẫn còn “sơ khai”, chỉ đánh cắp dữ liệu tài khoản, mật khẩu, cookies… thì năm nay, chúng đã được “nâng cấp” để đặc biệt nhắm vào các tài khoản Facebook Bussiness, truy vấn thêm các thông tin về phương thức thanh toán, số dư...

Khai thác thành công, hacker sử dụng chính tài khoản nạn nhân để âm thầm chạy quảng cáo thay vì ngay lập tức chiếm tài khoản hòng kiếm thêm lợi nhuận, nâng cao thứ hạng (SEO) các trang web phát tán mã độc...

Các dòng virus đánh cắp tài khoản chủ yếu lây lan qua các phần mềm bị bẻ khóa (crack). Điều này cũng phù hợp với kết quả khảo sát của Bkav khi có tới 53% máy tính tại Việt Nam có sử dụng phần mềm crack. Dẫn tới việc, khoảng 10% người dùng tại Việt Nam bị mất tài khoản mạng xã hội, email, ngân hàng...

Những tài khoản bị đánh cắp này sẽ bị kẻ xấu sử dụng để tiếp tục lừa đảo bạn bè, người thân của nạn nhân.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cảnh giác với hình thức lừa đảo mạo danh công ty vận tải xe Bus

Cảnh giác với hình thức lừa đảo mạo danh công ty vận tải xe Bus

Mới đây, người dân sinh sống tại Brighton (Anh) cho biết mạng xã hội xuất hiện nhiều quảng cáo ưu đãi giá vé định kỳ 6 tháng đến từ công ty xe bus địa phương, kêu gọi người dùng tham gia vì chương trình chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Thực chất, đây hoàn toàn là chiêu trò lừa đảo, được các đối tượng xấu sử dụng để chiếm đoạt thông tin của người dân.
Cảnh báo giả danh Sở Y tế để lừa đảo

Cảnh báo giả danh Sở Y tế để lừa đảo

Thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã ghi nhận nhiều trường hợp các đối tượng lừa đảo giả danh là lãnh đạo hoặc Thanh tra của Sở Y tế để liên lạc với các cơ sở kinh doanh, sản xuất nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Phát động chiến dịch "kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến"

Phát động chiến dịch "kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến"

Chiến dịch trang bị các kiến thức kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến, nâng cao nhận thức cũng như kiến thức cho người dân thông qua 5 nhóm kỹ năng chính, bao gồm: Kỹ năng nhận biết, kỹ năng phát hiện, kỹ năng xử lý, kỹ năng phòng tránh và kỹ năng bảo vệ.
Giả mạo nhân viên hệ thống trung tâm thương mại Vincom tặng quà tri ân

Giả mạo nhân viên hệ thống trung tâm thương mại Vincom tặng quà tri ân

Hiện nay, nhiều tài khoản cá nhân và tổ chức giả mạo đang chủ động liên hệ khách hàng qua các nền tảng như Facebook, Zalo, Telegram, với nội dung tri ân khách hàng, trao thưởng, tặng quà,…
Cảnh báo trang tin giả mạo giải chạy “Đà Lạt Music Night Run”

Cảnh báo trang tin giả mạo giải chạy “Đà Lạt Music Night Run”

Hiện nay, trên mạng xã hội xuất hiện một số trang fanpage giả mạo, mạo danh Giải chạy bộ âm nhạc Dalat Music Night Run, nguy cơ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân.
Cảnh báo xuất hiện thuốc kháng sinh Zinnat không rõ nguồn gốc trên thị trường

Cảnh báo xuất hiện thuốc kháng sinh Zinnat không rõ nguồn gốc trên thị trường

Sở Y tế Hà Nội cảnh báo các đơn vị: Nếu phát hiện thấy thuốc Zinnat tablets 500mg không rõ nguồn gốc như cảnh báo, cần khẩn trương thông báo về Sở Y tế để có biện pháp xử lý.
Thu hồi thuốc Cendemuc không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Thu hồi thuốc Cendemuc không đạt tiêu chuẩn chất lượng

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản 5021/SYT-NVD thông báo về việc thu hồi thuốc Cendemuc không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ mịn.
Click vào đường link lạ do shipper gửi, người phụ nữ mất gần 100 triệu đồng

Click vào đường link lạ do shipper gửi, người phụ nữ mất gần 100 triệu đồng

Trước thủ đoạn giả danh shipper giao hàng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân hết sức cảnh giác khi nhận số điện thoại lạ, không chuyển khoản khi chưa trực tiếp nhận hàng đã đặt; không nên chuyển tiền cho người lạ và cần xác minh thật kỹ các thông tin trước khi chuyển khoản.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận