Luật Dầu khí (sửa đổi) hài hòa giữa lợi ích quốc gia với các nhà đầu tư

Sáng 15/6, Quốc hội thảo luận toàn thể tại Hội trường về dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi. Các nội dung được đại biểu tập trung thảo luận là hoạt động đặc thù của ngành dầu khí, cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư nước ngoài trong hoạt động dầu khí, hài hòa lợi ích giữa nhà nước và nhà đầu tư...
Hungary lo ngại lệnh cấm vận khí đốt Nga với kinh tế châu Âu Luật Dầu khí sửa đổi: Lợi ích quốc gia, dân tộc được đặt lên hàng đầu Chỉ đổ 30.000đ/ lần mua, cửa hàng xăng dầu tại Lâm Đồng bị xử phạt 15 triệu đồng

Phiên thảo luận dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Dầu khí (sửa đổi).

Tại phiên thảo luận đã có 23 ý kiến đại biểu phát biểu, trong đó, nhiều ý kiến thống nhất về sự cần thiết sửa đổi Luật Dầu khí nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành dầu khí, bảo đảm an ninh năng lượng, tháo gỡ các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về dầu khí. Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về những nội dung sau: phạm vi điều chỉnh, tên gọi của dự thảo Luật; chính sách thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các tổ chức ngoài nước để phát triển ngành dầu khí; công tác tìm kiếm, thăm dò để gia tăng trữ lượng, sản lượng khai thác dầu khí; căn cứ pháp lý để điều tra, khai thác các dạng năng lượng mới, các nguồn dầu khí phi truyền thống; phân công phân cấp quản lý nhà nước về dầu khí; phê duyệt, thời hạn hợp đồng, giải quyết tranh chấp hợp đồng dầu khí; lựa chọn nhà thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu; ký kết hợp đồng dầu khí; cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, hợp tác quốc tế trong hoạt động dầu khí; thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm.

Phát biểu giải trình tại phiên thảo luận ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An nêu, một số ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội (5 lượt ý kiến) nhất trí với phạm vi điều chỉnh của dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) bao gồm điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí thượng nguồn. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội (16 lượt ý kiến) đề nghị bổ sung vào phạm vi điều chỉnh của dự án Luật hoạt động dầu khí trung và hạ nguồn.

Luật Dầu khí (sửa đổi) hài hòa giữa lợi ích quốc gia với các nhà đầu tư
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An giải trình làm rõ ý kiến các đại biểu quan tâm về Luật Dầu khí (sửa đổi)

Giải trình cụ thể hơn Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho biết, lý do dự án luật không điều chỉnh hoạt động dầu khí trung và hạ nguồn, bởi chỉ các hoạt động dầu khí thượng nguồn mới có những đặc thù cần thiết phải quy định trong luật chuyên ngành (và thực tế đang được quy định tại Luật Dầu khí hiện hành);

Các hoạt động dầu khí trung và hạ nguồn bao gồm vận chuyển và xử lý chế biến dầu khí hiện nay đang được điều chỉnh hệ thống pháp luật có liên quan như Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai trong quá trình triển khai cơ bản không gặp vướng mắc, không cần quy định trong luật chuyên ngành”- Thứ trưởng nêu cụ thể.

Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng cho biết, riêng đối với trường hợp triển khai các dự án dầu khí theo chuỗi là trường hợp rất đặc thù phải xây dựng một chuỗi công trình đường bộ để phát triển mỏ khai thác sản phẩm dầu khí thượng nguồn, vận chuyển, xử lý chất lượng sản phẩm trước khi thương mại thì được thực hiện theo trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Dầu khí.

Đối với quy định tại khoản 4, Điều 34, để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ về thời gian và tiến độ, nâng cao hiệu quả kinh tế, khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư lớn để thực hiện dự án đầu tư thành phần liên quan mật thiết với nhau. “Vì vậy, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ phối hợp với cơ quan thẩm tra rà soát và bảo đảm phạm vi của dự luật”- Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh.

Về điều tra cơ bản và dầu khí, Thứ trưởng Đặng Hoàng An khẳng định, đây là hoạt động rất quan trọng do Nhà nước thống nhất quản lý. Trước đây Tập đoàn Dầu khí (PVN) sử dụng quỹ thăm dò dầu khí phục vụ điều tra cơ bản về dầu khí và tìm kiếm thăm dò dầu khí. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không cho phép lập quỹ tìm kiếm thăm dò dầu khí. Do đó, việc bố trí kinh phí phục vụ điều tra cơ bản dầu khí từ nguồn lực của Nhà nước bao gồm kinh sách ngân sách nhà nước và nguồn lợi sau thuế và nguồn các tổ chức, cá nhân khác là cần thiết và đồng bộ với quy định của pháp luật về khoáng sản.

Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội để phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, nghiên cứu và bổ sung các quy định, nguyên tắc về cơ chế giao nhiệm vụ thực hiện điều tra cơ bản, cơ chế thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí, các hình thức ưu đãi đối với điều tra cơ bản”- Thứ trưởng lưu ý.

Dự thảo Luật bám sát nguyên tắc, yêu cầu sửa đổi

Liên quan đến lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí, Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho biết, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Cơ quan chủ trì soạn thảo đã thiết kế một chương riêng về lựa chọn nhà thầu (nhà đầu tư) ký kết hợp đồng dầu khí phù hợp với đặc thù của hoạt động dầu khí và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế trên cơ sở kế thừa Luật Dầu khí hiện hành và Nghị định số 95/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí, đồng thời tham khảo một số nội dung quy định tại Luật Đấu thầu.

Thứ trưởng cũng nêu, các nội dung chi tiết về trình tự, thủ tục, phương pháp, tiêu chí đánh giá thầu,... sẽ được quy định chi tiết tại Nghị định hướng dẫn Luật. Ngoài ra, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, sẽ phối hợp với Cơ quan chủ trì thẩm tra bổ sung vào Dự thảo Luật các quy định mang tính nguyên tắc cơ bản về việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án, công khai và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng, phù hợp với đặc thù của ngành dầu khí, không phân biệt quốc tịch của nhà đầu tư hay nguồn vốn thực hiện dự án; trường hợp PVN và doanh nghiệp 100% vốn của PVN đồng thời là nhà đầu tư dầu khí thì việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí phải thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về đấu thầu.

Dự thảo luật quy định Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hợp đồng dầu khí và giao cho PVN ký kết. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội đề nghị sửa đổi theo hướng Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt nội dung cơ bản của hợp đồng dầu khí, còn lại giao PVN phê duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung chi tiết hoạt động dầu khí.

Về vấn đề này, Thứ trưởng cho biết, cơ quan chủ trì soạn thảo thiết kế theo tinh thần phân cấp, phân quyền mạnh gắn với kiểm tra, giám sát. Theo đó, đã quy định Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu ký kết hợp dầu khí và nội dung hợp đồng dầu khí. Hợp đồng dầu khí là thỏa thuận ràng buộc pháp lý giữa Nhà nước và nhà thầu dầu khí có nhiều nội dung đặc thù có liên quan đến quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển.

Việc quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt toàn bộ nội dung hợp đồng dầu khí là có cơ sở, tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu và xin ý kiến Chính phủ”- Thứ trưởng khẳng định.

Thứ trưởng Đặng Hoàng An cũng tiếp thu vấn đề đại biểu nêu về ưu đãi trong hoạt động dầu khí; hoàn thiện thêm những quy định về quản lý nhà nước, quy định về bảo vệ môi trường, cơ chế kiểm tra, giám sát, cơ chế thanh tra, vấn đề về chuyển giao công nghệ, về đào tạo nhân lực phục vụ cho ngành dầu khí.

Luật Dầu khí (sửa đổi) hài hòa giữa lợi ích quốc gia với các nhà đầu tư
(Ảnh: MOIT)

Thứ trưởng Đặng Hoàng An khẳng định những ý kiến tại phiên thảo luận hết sức quý báu giúp cho cơ quan chủ trì soạn thảo thấy rõ hơn nhiều vấn đề còn chưa được đề cập đầy đủ, thấu đáo trong dự thảo luật và thể hiện trách nhiệm, tâm huyết của vị đại biểu Quốc hội đối với sự phát triển của ngành dầu khí.

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Quốc hội đã làm việc tích cực, dân chủ, nghiêm túc, khẩn trương, có 23 ý kiến phát biểu.

Theo đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An đã có giải trình làm rõ một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Các ý kiến thống nhất về sự cần thiết sửa đổi Luật Dầu khí để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển 0 dầu khí, đảm bảo an ninh năng lượng, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, đồng bộ hệ thống pháp luật, tăng cường hiệu lực hiệu quả trong quản lý nhà nước về dầu khí, đẩy mạnh phân cấp, tránh lợi ích cục bộ, loại bỏ rào cản, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Ủy ban Kinh tế và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến phát biểu để hoàn thiện dự án Luật trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Quy định mới về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật

Quy định mới về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật

Ngày 30/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 142/2024/NĐ-CP quy định về quản lý kho vật chứng và tài liệu, đồ vật.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

Luật sư bị phạt đến 30 triệu đồng nếu xúc phạm người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Muốn thành lập hội phải có tài sản đảm bảo; Không chứng thực đủ chữ ký trong văn bản sẽ bị phạt... đây là những chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ tháng 11/2024.
Tiếp tục ưu tiên cho thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Tiếp tục ưu tiên cho thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Tại Nghị quyết 188/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao tiếp tục ưu tiên cho thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Cấp đổi thẻ căn cước trực tuyến được giảm 50% lệ phí

Cấp đổi thẻ căn cước trực tuyến được giảm 50% lệ phí

Kể từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 31/12/2025, mức thu lệ phí khi công dân nộp hồ sơ cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo hình thức trực tuyến bằng 50% mức thu lệ phí quy định.
Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử

Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137/2024/NĐ-CP ngày 23/10/2024 quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
Thủ tướng yêu cầu trước 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Thủ tướng yêu cầu trước 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung ban hành đầy đủ các nội dung được giao quy định chi tiết trong Luật Đất đai và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, hoàn thành trước ngày 31/10/2024.
Thông tư sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm

Thông tư sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 19/2024/TT-BCT ngày 10/10/2024 ban hành sửa đổi 1:2024 QCVN 05A:2020/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm.
Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất

Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 18/2024/TT-BCT quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận