Ngày Nói dối - Cá tháng Tư 1/4

Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày mọi người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau, có thể thỏa thích nói dối hay lừa mọi người theo kiểu trò đùa vô hại mà không bị chỉ trích, trách mắng.

Ngày Cá tháng Tư hay còn gọi là “Ngày nói dối” được diễn ra vào ngày 1/4 dương lịch hàng năm. Vào ngày này mọi người thường sẽ nghĩ ra vô số các trò lừa bịp vô hại khác nhau, nhằm khuấy động không khí và mang đến tiếng cười cho mọi người. Miễn là nó không gây ra những hậu quả quá nghiêm trọng.

Thường ngày lễ này chỉ thịnh hành với các GenZ, thế hệ tuổi teen và những người trẻ tuổi ở Việt Nam. Trong ngày lễ, họ được phép lừa bạn bè, những người xung quanh với mục đích chọc ghẹo mà không sợ bị chỉ trích hay giận dỗi. Sau khi bị bại lộ, người bày ra trò đùa sẽ hét lên “Cá tháng Tư” như để hưởng ứng.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Cá tháng Tư 1/4

Nguồn gốc của ngày Cá tháng Tư

Nguồn gốc của ngày Cá tháng Tư được bắt đầu vào cuối thế kỷ 16, từ thời Trung cổ. Khi đó, ngày đầu năm mới ở các thị trấn trong châu Âu được tổ chức vào ngày 25/3 và kéo dài cho tới mùng 1/4 dương lịch. Tuy nhiên, vào năm 1564, vua Charles thời bấy giờ, đã ra quy định, lấy ngày 1/1 là ngày đầu năm mới trên toàn quốc.

Nhưng do lúc đó phương tiện truyền thông vẫn chưa phát triển, nên một số dân làng ở những vùng quê xa chưa nắm bắt được tin tức và vẫn ăn mừng năm mới theo lịch cũ. Điều này khiến cho họ bị những người dân ở vùng khác cười nhạo và xem là “những kẻ ngốc”. Từ đó, họ quyết định lấy ngày mùng 1/4 hàng năm là ngày nói dối và đặt tên là Cá tháng Tư. Ngày lễ đặc biệt này nhanh chóng lan truyền ra nhiều nước châu Âu khác trên thế giới và được nhiều quốc gia công nhận.

Ngày Cá tháng Tư trong tiếng Anh là "April fools day", trong đó "April fools" là sự ngớ ngẩn tháng Tư. Trong tiếng Pháp, quê hương của ngày nói dối, ngày này được gọi là "poisson d’avril" nghĩa là cá tháng tư (poisson - cá). Người đầu tiên đề cập đến khái niệm này là nhà thơ Pháp d’Amerval. Vì sao? Người ta cho rằng d’Amerval gọi như vậy là bởi tháng tư là tháng của cung Song ngư với biểu tượng hai con cá quấn vào nhau. Đây cũng là thời điểm các loài cá sống trong vùng biển có nhiệt độ ôn hòa như cá thu dễ bị đánh bắt nhất do đi riêng lẻ. Do đó, "cá tháng Tư" trở thành từ ám chỉ sự khù khờ, ngốc nghếch.

Về sau, trẻ em châu Âu thường rủ nhau trêu chọc ghẹo người khác trong ngày 1/4 bằng cách viết những dòng nhạo báng lên con cá bằng giấy rồi lén dán nó lên lưng họ. Theo thời gian, các trò chọc ghẹo phát triển theo hình thức nói lối, lừa gạt nhau cho vui, dần dần thành "ngày nói dối".

Trò đùa ngày 1/4 ngày càng lan rộng, từ Pháp sang Anh và Scotland (thế kỷ XVIII) rồi đến các nước khác ở châu Âu và các thuộc địa của Pháp và Anh ở châu Mỹ. Ngày nay, người dân khắp thế giới hào hứng mua vui cho mình và bạn bè bằng các trò đùa ngày Cá tháng Tư.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Cá tháng Tư 1/4

Ý nghĩa của ngày cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư mang ý nghĩa như một ngày thư giãn, giúp bạn có những giây phút vui vẻ bên bạn bè và người thân, bạn bè. Những người xung quanh nhau sẽ bày ra một số các trò đùa hài hước để troll nhau, thường là những lời nói dối vô hại, vừa mang lại niềm vui mà vừa không ảnh hưởng đến người khác.

Hiện nay, ở Việt Nam Cá tháng Tư là một ngày lễ khá phổ biến và được giới trẻ yêu thích. Cũng từ đó mà nhiều các tình huống dở khóc dở cười đã diễn ra. Tạo nên những tràng cười sảng khoái cùng những kỉ niệm khó quên cho mọi người.

Bên cạnh những tác động tích cực, thì vẫn có một số người lợi dụng ngày cá tháng tư để tạo ra những trò đùa biến chất, làm ảnh hưởng tới những mối quan hệ xung quanh. Vậy nên, trước khi tạo ra một trò đùa nào, bạn hãy vạch ra một giới hạn cụ thể và đừng đi quá giới hạn đó. Hạn chế các trò đùa dai hay những vấn đề nhạy cảm. Bởi đôi khi một trò đùa vô ý nó không những không vui, mà còn đi ngược lại ý nghĩa của ngày lễ.

Đất nước Mexico kỷ niệm ngày Nói dối vào 28/12. Đó là một thời khắc buồn trong lịch sử đất nước này vì đúng ngày đó, vua Herod ra lệnh thảm sát trẻ em vô tội. Vì thế, những trò trêu ghẹo chỉ mang tính chất nhẹ nhàng.

Ở Scotland có tới 2 ngày Cá tháng Tư. Ngày thứ hai đặc biệt để trêu ghẹo phần sau lưng của mỗi người nên được gọi là “Ngày vuốt đuôi”. Đây được coi là ngày phát sinh của trò đùa “Hãy đá tôi một phát”. Và những người bị lừa được gọi là “gowk” (kẻ ngốc).

Ngày nay, ở Anh người ta gọi những người bị lừa trong dịp ngày Cá tháng Tư 1/4 là “April Fool”, ở Scotland thì được gọi là “Gowk” cũng có nghĩa là Fool – kẻ ngốc. Người Pháp thì gọi những người bị lừa là Poissons D’Avirl có nghĩa là “những con cá tháng Tư” và có lẽ do ảnh hưởng của người Pháp nên ở Việt Nam chúng ta cũng gọi ngày này là ngày Cá tháng Tư.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Công Thương: Người dân không cần lo lắng, tích trữ quá nhiều hàng hoá

Bộ Công Thương: Người dân không cần lo lắng, tích trữ quá nhiều hàng hoá

Tính đến 19h ngày 7/9/2024, theo báo cáo của Bộ Công Thương, tình hình cung ứng hàng hóa thiết yếu lương thực, thực phẩm, xăng dầu cơ bản đảm bảo. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, trong đó có lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục bám sát, cập nhật tình hình để có chỉ đạo.
Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Đánh giá nhu cầu mua hàng của người dân tăng cao khi mưa bão lớn, các doanh nghiệp đã chủ động tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 2-3 lần so với trước.
Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành văn bản số 4300/SCT-KHTCTH yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án bảo đảm an toàn trong cung ứng, sử dụng điện cũng như cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu.
Sơ tán trên 48 nghìn người dân khỏi khu vực lồng, bè trên biển

Sơ tán trên 48 nghìn người dân khỏi khu vực lồng, bè trên biển

Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT vừa có cập nhật về tình hình diễn biến và công tác phòng chống bão số 3 tại các địa phương trên cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024

Sáng 7/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung quan trọng.
Cảnh báo lũ quét, sạt lở và sụt lún đất do mưa lũ

Cảnh báo lũ quét, sạt lở và sụt lún đất do mưa lũ

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra cảnh báo lũ quét, sạt lở và sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy tại các tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Kon Tum và Lâm Đồng.
Bão Yagi: tâm bão trên đất liền gió giật cấp 13

Bão Yagi: tâm bão trên đất liền gió giật cấp 13

Dự báo, khoảng 16h ngày 7/9, tâm bão trên đất liền phía Đông Bắc Bộ; sức gió cấp 11, giật cấp 13. Từ ngày 7/9 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá có mưa lớn phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm. Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc
Bắt nhóm đối tượng lừa đảo mua bán phần mềm theo dõi, định vị điện thoại

Bắt nhóm đối tượng lừa đảo mua bán phần mềm theo dõi, định vị điện thoại

Cơ quan CSĐT Công an quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 7 đối tượng để điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận