Ngày Quốc tế không thuốc lá 31/5
Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu mà lẽ ra có thể phòng tránh được. Sử dụng thuốc lá hiện gây ra 10 % trong số các ca tử vong có thể tránh được ở người trưởng thành trên toàn thế giới. Theo thống kê hút thuốc lá là nguyên nhân cướp đi sinh mạng của khoảng 8 triệu người trên toàn cầu mỗi năm và hủy hoại môi trường của chúng ta.
Ngoài tác hại trực tiếp tới con người, tác hại của ngành công nghiệp thuốc lá đối với môi trường là rất lớn. Việc trồng, sản xuất và sử dụng thuốc lá gây nhiễm độc nước, đất, bãi biển và đường phố của chúng ta bằng các hóa chất, chất thải độc hại, tàn thuốc lá, bao gồm cả nhựa vi sinh và chất thải thuốc lá điện tử.
Vì thế nên, ngày 31/5 hàng năm được chọn là ngày Quốc tế không thuốc lá - World No Tobacco Day (WNTD) theo Nghị quyết Resolution 42.19 của WHO (Tổ chức y tế Thế giới). Mục đích của Tổ chức Y tế Thế giới WHO muốn tạo ra và khuyến khích khoảng thời gian 24 tiếng không có khói thuốc lá trên toàn cầu.
Ngày Thế giới không thuốc lá là dịp để chúng ta nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá và chung tay đẩy lùi vấn đề này. Hãy cùng nhau hướng đến một cộng đồng không khói thuốc, vì sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Chủ đề ngày Thế giới không thuốc lá trong các năm
Năm 2023: Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 năm 2023 được WHO lựa chọn chủ đề là “Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá” nhằm khuyến khích nông dân trên khắp thế giới trồng các loại cây trồng bền vững, bổ dưỡng thay vì thuốc lá.
Năm 2022: Để nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của thuốc lá, cũng như thay vì kêu gọi, cam kết như thường lệ thì năm 2022, WHO đã quyết định tên chủ đề Ngày Thế giới không thuốc lá 2022 là “Thuốc lá - mối đe dọa tới môi trường".
Năm 2021: Nhằm giảm tỷ lệ hút thuốc lá, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong trên toàn cầu do các bệnh liên quan đến thuốc lá, năm 2021 Tổ chức Y tế thế giới chọn chủ đề “Cam kết bỏ thuốc lá” cho Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2021.
Năm 2020: Sáng 31/5/2020, hơn 100 đại biểu đã tham dự lễ diễu hành hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá năm 2020 do Sở Y tế tổ chức với chủ đề “Bảo vệ thanh thiếu niên khỏi tác động của việc quảng cáo các sản phẩm thuốc lá và sử dụng thuốc lá”.
Năm 2019: Ngày Thế giới không thuốc lá năm 2019, Tổ chức Y tế thế giới lựa chọn chủ đề “Thuốc lá và các bệnh về phổi”.
Năm 2028: Chủ đề của Ngày Thế giới không thuốc lá năm 2018 là "Thuốc lá và bệnh tim mạch". Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các quốc gia cần có những hành động kịp thời và hiệu quả nhằm làm giảm nguy cơ mắc và tử vong do các bệnh về tim mạch liên quan đến sử dụng thuốc lá.
Năm 2017: Với chủ đề của Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá và ngày Thế giới không thuốc lá năm 2017 là: “Thuốc lá – mỗi đe dọa sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia”.
Năm 2016: Ngày Thế giới không thuốc năm 2016, WHO chọn chủ đề “Hãy sẵn sàng thực hiện đóng gói thuốc lá bằng bao bì trơn”.
Năm 2015: Chủ đề Ngày Thế giới không thuốc lá năm 2015 là: "Chấm dứt buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm thuốc lá".
Năm 2014: Chủ đề ngày Thế giới Không thuốc lá 31/5/2014: “Tăng thuế thuốc lá”.
Năm 2013: Chủ đề cho Ngày thế giới Không Thuốc lá năm 2013 là: Cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ của các công ty thuốc lá.
Năm 2012: Chủ đề của Ngày thế giới không thuốc lá 2012 là: “Sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá đối với chính sách phòng chống tác hại thuốc lá”.
Năm 2011: Ngày 13/01/2011, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định chọn chủ đề cho Ngày thế giới không thuốc lá năm 2011 (31/5/2011) là "Công ước khung về kiểm soát thuốc lá".
Năm 2010: Ngày Thế giới không hút thuốc lá 2010 được dành cho chủ đề "Chống tệ nạn hút thuốc lá đang lan tràn trong nữ giới".
Chủ đề của Ngày Thế giới không thuốc lá 2024: “Cam kết bỏ thuốc lá”
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chọn chủ đề này để kêu gọi các quốc gia và cá nhân cam kết bỏ thuốc lá. Điều này nhằm tăng cường nhận thức về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, kinh tế, môi trường, an ninh lương thực và dinh dưỡng. Thuốc lá không chỉ gây tổn thất về sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người trên toàn cầu.
Mục tiêu của Ngày Thế giới không thuốc lá là tạo ra khoảng thời gian 24 tiếng không có khói thuốc lá trên toàn cầu. Điều này giúp tạo sự chú ý đối với tác hại của thuốc lá đối với cả người hút thuốc chủ động và người bị động.
Các biện pháp để thực hiện cam kết bỏ thuốc lá bao gồm tăng thuế và giá thuốc lá, ngăn chặn và kiểm soát việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới.
Hãy cùng nhau tham gia vào chiến dịch “Cam kết bỏ thuốc lá” và lan tỏa thông điệp về sức khỏe và cuộc sống không thuốc lá!