Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Quyết định nêu rõ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Vốn là một làng nghề làm cói truyền thống từ hơn 200 năm qua, Làng nghề cói Kim Sơn nằm yên bình bên cạnh Nhà thờ Phát Diệm, đồng thời là một trong những điểm tham quan tại Ninh Bình được nhiều người yêu thích. Làng vốn là nơi có truyền thống trồng cói và làm những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc từ loài cây này nên càng thu hút nhiều người muốn được một lần ghé đến hơn cả.

Theo các bô lão cao niên sinh sống tại vùng đất mở Kim Sơn kể lại rằng, vào năm 1829, chính doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã tổ chức khai hoàng vùng đất hoang hóa ven biển này theo lệnh của vua Minh Mạng. Sau đó, ông đã đặt tên cho nơi này là Kim Sơn và giữ cái tên này cho đến tận ngày nay.

Bằng chính kinh nghiệm của mình, ông đã nhận thấy tiềm năng của vùng đất ven biển này, từ đó biến những lợi thế ấy trở thành một ‘mỏ vàng’ thật sự với nào cây cối, lúa, cói và cả kinh tế biển nữa. Cũng chính từ dạo ấy, vùng đất hoang ngày nào đã thật sự lột xác, vươn mình trở thành một trong những làng nghề truyền thống nổi bật bậc nhất chốn Ninh Bình này. Trải qua cả trăm năm quai đê lấn biển, người dân vùng Kim Sơn đã cùng nhau tạo nên những bãi bồi mênh mông để trồng cói – nguyên liệu chính của nghề dệt, đồng thời là người bạn đồng hành với người trồng, người thợ suốt cả cuộc đời cần lao.

Để làm nên một sản phẩm cói mỹ nghệ thì quả thật người thợ cũng phải dành nhiều thời gian để chăm chút, tỉ mẩn trong từng khâu từ lúc mới trồng cói cho đến khi thu hoạch, chọn cói, chẻ, phơi, nhuộm và khâu cuối cùng là đan, dệt, hoàn thiện sản phẩm. Ngoài ra, để có thể làm ra được những sản phẩm đẹp, phù hợp với thị hiếu của mọi người, những người nghệ nhân làm cói còn phải trải qua những công đoạn khác như lên ý tưởng, thiết kế mẫu mã và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt hơn, ngày nay, họ còn ứng dụng cả kỹ thuật sử dụng keo polyascera để phun phủ lên bề mặt sản phẩm cói, giúp định hình ổn định và nâng cao khả năng chống mốc, ẩm cho sản phẩm.

Ngày nay, sau bảy lần mở đất, lấn biển để ‘tranh công cùng tạo hóa’, tại vùng đất Kim Sơn hiện nay đã có khoảng 4000ha trồng cói, gấp 6 lần so với những ngày đầu mới khai hoang. Bởi thế nên, trồng cói và dệt các sản phẩm làm từ loại cây đặc biệt này đã trở thành nghề truyền thống và giữ vai trò quan trọng trong đời sống của người dân nơi mảnh đất này. Dẫu không có cội rễ xa xưa như những nghề thủ công lâu đời khác, chẳng hạn như dệt, thêu, chạm kahức đá, nghề mộc, v.v. nhưng cái nghề làm cói mỹ nghệ này cũng đã gắn liền với bao thế hệ người dân của vùng đất mở này.

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Người dân nơi đây vốn có đặc thù sống trong cái nôi làng nghề cói từ cách đây hơn 200 năm, thế nên ở nơi họ hội tụ đầy đủ những tố chất của một người thợ thủ công chân chính. Ngoài ra, chính những đôi tay khéo léo cùng sự nhạy bén với tính linh hoạt cao, sự nhanh nhay cùng lòng nhiệt thành, đam mê với nghề, họ đã đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe nhất của nghề làm sản phẩm mỹ nghệ từ cói.

Bởi thế nên vốn chỉ là một vùng đất mở vừa được khai hoang trước kia, nơi này đã trở thành một trong những nơi chuyên trồng và làm những sản phẩm từ cói nổi tiếng bậc nhất chốn cố đô Ninh Bình. Bởi thế nên dẫu trong hành trình về với vùng đất với bề dày lịch sử văn hiến nổi bật, không chỉ những Quần thể danh thắng Tràng An với nào Cố Đô Hoa Lư, Chùa Bái Đính, Động Am Tiên, v.v. được nhiều người yêu mến, Làng nghề cói Kim Sơn cũng luôn là nơi mà mọi người thường xuyên ghé về.

Người dân Kim Sơn có đặc thù sống trong cái nôi làng nghề cói từ cách đây hàng trăm năm nên có đầy đủ tố chất của một người thợ thủ công chân chính, khéo léo, nhạy bén và đam mê nghề nghiệp. Nghề trồng cói, chế biến cói ở huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) nổi tiếng xa gần và được người dân tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng.

Để dệt nên một tấm chiếu cói quả là một quá trình lao động đầy sáng tạo nhưng cũng rất đỗi vất vả, đòi hỏi người thợ phải cẩn thận, chăm chút trong từng khâu, từ chọn cói, phơi cói, nhuộm cói sao để cói có màu đỏ tươi và bền màu, đặc biệt là khâu dệt cải hoa của chiếu. Người dệt hoa cải đòi hỏi thao tác phải nhanh, uyển chuyển, mềm mại và mắt phải tinh, tay cải phải chính xác, thuộc từng nét cải để khi đan không mắc lỗi.

Một sản phẩm cói mỹ nghệ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, kỹ thuật trồng và sản xuất cói của Kim Sơn cũng khá đặc biệt. Đó là cả một quy trình công phu, tỉ mỉ và chính xác ngay từ lúc trồng cói, thu hoạch cói, chọn cói, chẻ cói, phơi cói, nhuộm cói… cho đến khâu cuối cùng là đan và hoàn thiện sản phẩm.

Điển hình như kỹ thuật sử dụng keo polyascera phun phủ lên bề mặt sản phẩm cói, vừa giúp định hình ổn định kiểu dáng công nghiệp, vừa nâng cao khả năng chống mốc, ẩm cho sản phẩm, nhất là trong quá trình xuất khẩu ra nước ngoài. Nhờ đó mà sản phẩm cói mỹ nghệ của Kim Sơn luôn đảm bảo chất lượng khi tới tay người tiêu dùng, góp phần rất lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Ngoài ra, không chỉ có chiếu cói, những người thợ lành nghề nơi Làng nghề cói Kim Sơn còn tạo ra những sản phẩm độc, lạ, có giá trị mà hiếm nơi khác có thể bì được, chẳng hạn như chiếu, mũ, dép, túi sách, hộp, cốc... Cho đến nay, sản phẩm cói mỹ nghệ Kim Sơn đã được xuất khẩu đến hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tổng hợp

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5

Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5

Ngày 19/5 là ngày ghi dấu nhiều sự kiện đặc biệt đối với lịch sử đất nước và dân tộc. Đó là ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân Việt Nam, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.
Việt Nam có 4 đặc sản lọt Top "món ăn từ thịt xay ngon nhất châu Á"

Việt Nam có 4 đặc sản lọt Top "món ăn từ thịt xay ngon nhất châu Á"

Bún chả, bò lá lốt, nem lụi, bánh mì thịt viên là 4 món ăn đặc sản của Việt Nam lọt vào danh sách 61 món ăn từ thịt xay hàng đầu châu Á của TasteAtlas.
Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1246/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Hành trình về nguồn hướng tới 73 năm truyền thống ngành Công Thương

Hành trình về nguồn hướng tới 73 năm truyền thống ngành Công Thương

Hướng tới kỷ niệm 73 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam (14/5/1951-14/5/2024), Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT và KTS) phối hợp cùng Ban Thường vụ Huyện Đoàn Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) và các Đoàn viên, thanh niên xã Minh Thanh (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử Bộ Công Thương, tỉnh Tuyên Quang.
Văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số

Văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số

Mỗi dân tộc có những món ăn độc đáo và thú vị, những sản vật tự nhiên, hương liệu từ thiên nhiên đã hình thành món ăn đặc trưng của ẩm thực vùng cao của vùng núi phía Bắc.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế

Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 1266/QĐ-BVHTTDL cho phép Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế, phường Đông Ba, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đồng loạt diễn ra giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Đồng loạt diễn ra giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Khai mạc Lễ hội Làng Sen 2024

Khai mạc Lễ hội Làng Sen 2024

Tối 11/5, tại Sân vận động Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người, kỷ niệm 55 năm ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho Đảng bộ tỉnh Nghệ An, 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận