Di tích lịch sử các địa điểm Chiến thắng Đăk Pek được xếp hạng di tích quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định số 1311/QĐ-BVHTTDL xếp hạng di tích quốc gia đối với Di tích lịch sử các địa điểm Chiến thắng Đăk Pek (1974), thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.

Theo đó, khu vực bảo vệ di tích được xác định theo biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ. UBND các cấp nơi có di tích được xếp hạng, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Di tích Đăk Pek là di tích lịch sử có chiều dài từ kháng chiến chống thực dân Pháp đến thời kỳ chống đế quốc Mỹ cứu nước (từ năm 1929 đến 1974).

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp - năm 1954, thực hiện chiến dịch Bắc Tây Nguyên, lực lượng Quân khu 5 phối hợp với quân và dân Đăk Glei đánh đồn Đăk Pek, giải phóng huyện Đăk Glei (02/4/1954) và toàn tỉnh Kon Tum, góp phần làm nên Chiến thắng Bắc Tây Nguyên và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Di tích lịch sử các địa điểm Chiến thắng Đăk Pek được xếp hạng di tích quốc gia

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đăk Pek trở thành một cụm cứ điểm lớn của địch nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, nhằm ngăn chặn sự tiếp viện của ta từ miền Bắc xã hội chủ nghĩa vào chiến trường miền Nam; là tiền đồn án ngự khu vực biên giới Lào - Việt Nam. Do đó, nơi đây có hệ thống công sự rất kiên cố, với đủ loại trang thiết bị quân sự hiện đại như: sân bay, pháo, cối và các loại vũ khí khác, đặc biệt là hệ thống ấp chiến lược dày đặc bao quanh khu căn cứ.

Nơi đây, cũng đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của tỉnh và quốc gia, cụ thể: sự kiện năm 1968 (chiến dịch Mậu Thân 1968); chiến dịch Xuân - Hè năm 1972, đặc biệt là trận then chốt quyết định vào ngày 16/5/1974, giải phóng huyện Đăk Glei, góp phần vào việc khai thông con đường tiếp viện quan trọng vào Nam - đường Trường Sơn; làm bàn đạp cho lực lượng vũ trang ta tham gia chiến dịch Tây Nguyên lịch sử (tháng 3 năm 1975); góp phần quan trọng để Bộ Chính trị quyết định giải phóng miền Nam thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.

Ý kiến bạn đọc

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Năm 2025, thị trường thế giới được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, với nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu và tìm kiếm thị trường mới, Bộ Công Thương đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc phát triển mạnh thị trường trong nước để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Như những giai đoạn trước đây, thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất.
Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Công điện số 20/CĐ-TTg ngày 26/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đồng Nai vừa triệt phá thành công, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng, rửa tiền cho các đối tượng người nước ngoài, số tiền giao dịch trên 2.000 tỷ đồng.
Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Chiều ngày 21/2/2025, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị đã phát hiện xử lý 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả, thu giữ nhiều tang vật.
Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30 tháng 6 năm 2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.
Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV

Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV

Theo chương trình nghị sự, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc vào sáng nay (19/2) sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Ngày 18/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các Nghị quyết số 176/2025/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 177/2025/QH15 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Sáng nay (19/2): Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội

Sáng nay (19/2): Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội

Theo chương trình nghị sự, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc vào sáng nay (19/2) sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận