Sáng nay (19/2): Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội
Với 6,5 ngày làm việc, Kỳ họp bất thường lần này có ý nghĩa rất quan trọng, khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới, đây là vấn đề đang nhận được sự đồng tình, ủng hộ rất cao của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, cũng là tạo tiền đề về công tác tổ chức, cán bộ tại Đại hội lần thứ XIV của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.
![]() |
Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, Quốc hội xem xét, quyết định, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.
Cụ thể, tại Kỳ họp này, Quốc hội xem xét, thông qua: (1) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; (2) Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); (3) Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); (4) Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); (5) Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước; (6) Nghị quyết của Quốc hội về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội; (7) Nghị quyết của Quốc hội về số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV (sửa đổi); (8) Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sửa đổi); (9) Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sửa đổi).
Đồng thời, xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền.
Bên cạnh đó, Quốc hội xem xét, quyết định: (1) Bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên; (2) Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; (3) Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; (4) Chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; (5) Các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; (6) Phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024-2026 của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC); (7) Một số cơ chế, giải pháp cấp bách cần thiết để triển khai Dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, xây mới Trụ sở làm việc cơ quan Chủ tịch nước tại số 02 Lê Thạch, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Theo chương trình, ngay sau phiên bế mạc, Tổng thư ký Quốc hội sẽ tổ chức họp báo để thông báo về kết quả kỳ họp.
Cùng chuyên mục
Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo 6 nhóm nhiệm vụ lớn trọng tâm, cấp bách

Đồng chí Trần Hữu Linh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Việt Nam - Anh: Hợp tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Đọc nhiều / Mới nhận

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Bắc Kạn phát hiện, thu giữ hơn 2,4 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội 10 cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thông tin về vụ việc xảy ra cháy tại Trạm biến áp 500kV Long Thành (Đồng Nai)

Sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025
