Nguy cơ nghèo đói do ảnh hưởng đại dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 diễn biến nghiêm trọng đang có nguy cơ gây ra nạn đói ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) vừa cảnh báo nạn đói gia tăng tại khu vực Mỹ Latin và Caribe. Trong khi đó, theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), tình hình kinh tế-xã hội của Afghanistan trong 13 tháng tới là “đáng báo động”.

Dịch bệnh, chiến tranh đang làm trầm trọng hơn các “điểm nóng” về nạn đói của thế giới. Cuối tuần qua, FAO ước tính có khoảng 60 triệu người ở Mỹ Latin và Caribe đang sống trong cảnh thiếu ăn, cao hơn 14% so với cùng kỳ năm 2020. Theo đó, hiện nay cứ 10 người ở khu vực này thì có 1 người thiếu ăn. Cùng với thiếu đói, vấn đề suy dinh dưỡng cũng đáng báo động. Theo FAO, Haiti có mức độ suy dinh dưỡng cao nhất trong khu vực với tỷ lệ 46%. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Venezuela là 27,4%, tăng mạnh so với mức 22,2% ghi nhận trong giai đoạn 2016-2018. Tỷ lệ người đói ở Argentina là 3,9% và con số tương ứng ở Bolivia là 12,6%...

Nguy cơ nghèo đói do ảnh hưởng đại dịch Covid-19
Nguy cơ nghèo đói do ảnh hưởng đại dịch Covid-19

Trong khi đó, Afghanistan cũng đang trở thành điểm nóng về đói kém, không chỉ do dịch bệnh, mà còn vì bất ổn an ninh, chính trị tại nước này. Sau khi lực lượng Taliban nắm quyền lãnh đạo đất nước từ giữa tháng 8, quốc gia này đã phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng. Tình trạng thiếu đói gia tăng khi các khoản viện trợ phát triển bị sụt giảm mạnh, đại dịch Covid-19 bùng phát cộng thêm hạn hán, khiến nền kinh tế khó khăn nghiêm trọng. Theo dự báo của UNDP, đến giữa năm 2022, hơn 90% dân số Afghanistan sẽ rơi vào tình trạng nghèo đói. Khoảng 22,8 triệu người tại quốc gia này đang đối mặt với tình trạng thiếu lương thực. Để giảm bớt tình trạng kinh tế khó khăn và thiếu đói gay gắt cho Afghanistan, UNDP vừa kêu gọi hỗ trợ 100 triệu USD để tạo thêm việc làm và 90 triệu USD để giúp đỡ các doanh nghiệp nhỏ tại Afghanistan. UNDP khẳng định, đây là biện pháp tốt nhất giúp giải quyết tình trạng nghèo đói tại quốc gia Nam Á này.

Ngoài những quốc gia nêu trên, nạn đói cũng đang đe dọa nghiêm trọng các nước thuộc “thế giới Arab”. Trong một báo cáo vừa công bố, FAO cho biết, 420 triệu dân ở “thế giới Arab” không có đủ thực phẩm để ăn và 69 triệu người bị suy dinh dưỡng trong năm 2020. Theo FAO, số người thiếu ăn trong “thế giới Arab” đã tăng 91,1% trong hai thập kỷ qua. Somalia và Yemen, hai quốc gia đang bị ảnh hưởng của các cuộc xung đột, vẫn là những nước có nạn đói nghiêm trọng nhất với gần 60% dân số Somalia thiếu ăn và hơn 45% dân số Yemen suy dinh dưỡng.

Vấn đề lớn đặt ra với việc giải quyết nạn đói tại các quốc gia là kinh tế tăng trưởng thấp vì bất ổn, dịch bệnh, trong khi đó tỷ lệ “phủ sóng” vaccine ngừa Covid-19 trên tổng số dân ở mức thấp đáng báo động. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, tăng trưởng kinh tế của khu vực Mỹ Latin và Caribe sẽ thấp hơn dự kiến và chỉ đạt mức 2,8% trong năm 2022 và 2,6% trong năm 2023. Đây là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới do đại dịch Covid-19 và đại dịch đã khiến số việc làm bị sụt giảm đáng kể.

Các chuyên gia của Liên hợp quốc cho rằng, giải pháp bền vững để giải quyết nạn đói tại các quốc gia là bảo đảm ổn định chính trị, tái thiết nền kinh tế, tăng cường đầu tư vào giáo dục và cơ sở hạ tầng, cũng như đổi mới hệ thống năng lượng… Tuy nhiên, trước mắt để giúp các quốc gia này vượt qua khủng hoảng kép về dịch bệnh và đói kém, thì “việc cần làm ngay” là cộng đồng quốc tế tăng cường trợ giúp tài chính, lương thực và vaccine ngừa Covid-19. Nếu hàng trăm triệu người ở các quốc gia nghèo thuộc “thế giới Arab”, khu vực Mỹ Latin và Caribe bị “bỏ lại phía sau” trong cuộc chiến chống Covid-19 hiện nay, rất có thể sau Omicron, thế giới còn phải đối mặt những biến thể mới “nhanh hơn, nguy hiểm hơn” của vius SARS-CoV-2.

Nhân dân

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đề nghị tạm dừng tàu có thuyền viên Việt Nam đi qua Biển Đỏ

Đề nghị tạm dừng tàu có thuyền viên Việt Nam đi qua Biển Đỏ

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) vừa có văn bản gửi các doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên các tàu vận tải đi qua khu vực Trung Đông - Châu Phi.
Thị trường kim loại "đỏ lửa"

Thị trường kim loại "đỏ lửa"

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, lực bán áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu. Chốt ngày giao dịch 26-3, chỉ số MXV-Index của 3/4 nhóm mặt hàng trong sắc đỏ kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,58% xuống 2.223 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở ở mức hơn 5.200 tỷ đồng. Đáng chú ý trong đó, thị trường kim loại "đỏ lửa".
Phi-líp-pin dự đoán lượng gạo nhập khẩu sẽ giảm do nguồn cung nội địa tăng

Phi-líp-pin dự đoán lượng gạo nhập khẩu sẽ giảm do nguồn cung nội địa tăng

Theo dự báo, do nguồn cung nội địa tăng, Phi-líp-pin khả năng sẽ giảm lượng gạo nhập khẩu từ các nước, cho dù nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng nhẹ.
Tiềm năng đầu tư tại thị trường Algeria

Tiềm năng đầu tư tại thị trường Algeria

Algeria nằm ở Bắc Phi, là nước có nền kinh tế lớn thứ 4 châu Phi, với tổng sản phẩm quốc nội năm 2023 khoảng 190 tỷ USD, dự trữ ngoại hối 85 tỷ USD, theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria.
Pháp ra mắt mẫu tem chính thức của Thế vận hội Olympic Paris 2024

Pháp ra mắt mẫu tem chính thức của Thế vận hội Olympic Paris 2024

Những con tem trong bộ sưu tập được thiết kế theo phong cách nghệ thuật đồ họa, lấy cảm hứng từ các biểu tượng của thủ đô Paris như tháp Eiffel và sông Seine.
Vi phạm bản quyền, Telegram bị cấm tại Tây Ban Nha từ 25/3

Vi phạm bản quyền, Telegram bị cấm tại Tây Ban Nha từ 25/3

Tòa án tối cao Tây Ban Nha đã ra lệnh tạm thời chặn dịch vụ tin nhắn Telegram ở nước này từ ngày 25/3 vì vi phạm bản quyền.
Hội nghị các Tham tán thương mại Châu Á và Châu Đại dương tại Áo

Hội nghị các Tham tán thương mại Châu Á và Châu Đại dương tại Áo

Ngày 13 tháng 3 năm 2024, Phòng Kinh tế Liên bang Áo (WKÖ) phối hợp với Bộ Kinh tế và Lao động Liên bang Áo (BMAW) đã tổ chức một buổi gặp gỡ Tham tán Thương mại, Kinh tế của Đại sứ quán các nước trong khu vực Châu Á - Châu Đại dương có trụ sở tại Áo.
Giá gạo tăng, Senegal tìm nguồn cung gạo tấm ngoài Ấn Độ

Giá gạo tăng, Senegal tìm nguồn cung gạo tấm ngoài Ấn Độ

Giá gạo thế giới tăng do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo nên Senegal buộc phải thay đổi nhà cung cấp và hướng tới Pakistan.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Triệu hồi gần 6.000 xe điện VinFast VF 5 Plus tại Việt Nam để khắc phục lỗi

Triệu hồi gần 6.000 xe điện VinFast VF 5 Plus tại Việt Nam để khắc phục lỗi

Giá xăng tăng mạnh, RON95 lên sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng mạnh, RON95 lên sát 25.000 đồng/lít

Khởi tố, bắt tạm giam thêm 2 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Khởi tố, bắt tạm giam thêm 2 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Tin tặc tấn công trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tặc tấn công trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh

Cảnh báo tài khoản Facebook nhiều người bị mạo danh tràn lan

Cảnh báo tài khoản Facebook nhiều người bị mạo danh tràn lan

Hôm nay ngày Thể thao Việt Nam 27/3

Hôm nay ngày Thể thao Việt Nam 27/3

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (26/3)

Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (26/3)

Truyền thuyết Hùng Vương và lịch nghỉ Giỗ Tổ bạn cần biết

Truyền thuyết Hùng Vương và lịch nghỉ Giỗ Tổ bạn cần biết

Cảnh báo lỗ hổng bảo mật trong đồ chơi robot thông minh cho trẻ em

Cảnh báo lỗ hổng bảo mật trong đồ chơi robot thông minh cho trẻ em

Thế giới vẫn còn thời gian dài để loại bỏ than

Thế giới vẫn còn thời gian dài để loại bỏ than

Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh trong Giờ Trái Đất 2024

Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh trong Giờ Trái Đất 2024

Cùng tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2024

Cùng tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2024

Cảnh giác trước dịch vụ hỗ trợ làm "visa giá rẻ"

Cảnh giác trước dịch vụ hỗ trợ làm "visa giá rẻ"

Ngày nước Thế giới 22/3/2024: Nước cho hòa bình

Ngày nước Thế giới 22/3/2024: Nước cho hòa bình