Nhật Bản đứng trước áp lực thiếu hụt gạo

Mối lo ngại về tình trạng thiếu gạo đang gia tăng ở Nhật Bản do nhu cầu tăng cao nhưng các kệ hàng trống xuất hiện ngày càng nhiều ở các siêu thị và cửa hàng. Thêm vào đó, người tiêu dùng đang cố gắng tích trữ gạo do lo ngại nguy cơ xảy ra siêu động đất hay một loạt các cơn bão xuất hiện ngoài khơi Thái Bình Dương.

Lượng gạo dự trữ của Nhật Bản ghi nhận trong tháng 6 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999. Ðại diện chi nhánh của chuỗi siêu thị Fresco cho biết, lượng gạo có thể nhập mùa hè năm nay chỉ bằng một nửa so với mức bình thường hằng năm, trong khi số lượng bao gạo đều nhanh chóng được bán hết.

Nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt nguồn cung còn được cho là do sản lượng lúa gạo thấp hơn vì thời tiết nóng và khô hạn, cũng như nhu cầu tăng cao bất thường khi lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản tăng vọt. Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Sakamoto Tetsushi kêu gọi người dân chỉ mua lượng gạo cần thiết, đồng thời nhấn mạnh Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực để tình trạng thiếu hụt nguồn cung dần được giải quyết.

Nhật Bản đứng trước áp lực thiếu hụt gạo  -0

Ảnh: Getty Images

Theo Kyodo News, giá gạo tháng 7 tại Nhật Bản đã tăng 18% so với năm 2023 - mức tăng lớn nhất trong hai thập niên qua. Mức tăng này được cho là do nhu cầu cao hơn từ khách du lịch, khi tổng số người nước ngoài đến thăm Nhật Bản năm 2024 dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 35 triệu khách.

Ðợt nắng nóng kéo dài mùa hè năm ngoái cũng được cho là một yếu tố khiến năng suất lúa thấp hơn, sản lượng chỉ đạt khoảng 6,6 triệu tấn. Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản chỉ ra rằng, tỷ lệ gạo loại 1 của năm 2023 đã giảm xuống mức thấp kỷ lục là 59,6%. Cùng với đó, lượng gạo dự trữ khu vực tư nhân vào cuối tháng 6 ghi nhận mức thấp nhất 1,56 triệu tấn, giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Một cho chuyên gia cho rằng, sự bùng nổ của du lịch trong nước không phải là yếu tố chính dẫn đến thiếu gạo. Ngay cả khi có khoảng 3 triệu du khách lưu trú một tuần tại Nhật Bản mỗi tháng và ăn cơm vào bữa sáng, bữa trưa và bữa tối như nhiều người Nhật khác, thì con số này vẫn chỉ chiếm khoảng 0,5% tổng lượng tiêu thụ. Nhật Bản thiếu gạo chủ yếu là do chính sách giảm diện tích đất canh tác và chính phủ trợ cấp cho những người nông dân trồng lúa chuyển sang các loại cây trồng khác như lúa mì hoặc đậu nành...

Trong bối cảnh nhiều người dân tiếp tục đổ xô đi mua gạo với lo ngại nguồn cung sẽ tiếp tục thiếu hụt, Chính phủ Nhật Bản mới đây đã kêu gọi người dân bình tĩnh và khẳng định lượng gạo dự trữ là vẫn đủ. Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, vụ thu hoạch mới đã bắt đầu và đến cuối tháng 9, quốc gia này có thể thu hoạch được 40% diện tích lúa, góp phần giảm tải áp lực nguồn cung gạo cho thị trường nội địa.

Theo Kyodo News, Đại biểu Nhân dân

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Giải pháp trọng tâm đẩy mạnh tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9/12/2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.
Kinh tế - xã hội 11 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng

Kinh tế - xã hội 11 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng

Chiều 7/12, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ.
Quốc hội quyết nghị chưa tăng tiền lương khu vực công trong năm 2025

Quốc hội quyết nghị chưa tăng tiền lương khu vực công trong năm 2025

Nghị quyết số 159/2024/QH15 của Quốc hội quyết nghị chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 8% năm 2025

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 8% năm 2025

Tại Hội nghị toàn quốc được tổ chức sáng ngày 1/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo những nội dung chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển KTXH năm 2025.
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể

Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1485/QĐ-TTg ngày 29/11/2024 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về kinh tế tập thể.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận