Phát triển ngành sữa Việt Nam theo hướng bền vững

Bộ Công Thương đăng tải toàn văn Dự thảo Đề cương chiến lược phát triển các ngành thép, ô tô, sữa, thị trường bán lẻ Việt Nam đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045 để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của các đơn vị, tổ chức, cá nhân.

Bộ Công Thương cho biết trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, ngành sữa được coi là ngành kinh tế có vị trí trong sự phát triển của đất nước. Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2023 tại Quyết định số 3399/QĐ-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010.

Phát triển ngành sữa Việt Nam theo hướng bền vững
Ảnh minh họa

Sau hơn 10 năm thực hiện quy hoạch, các định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến nay tuy chưa đạt được đầy đủ một số mục tiêu đề ra nhưng cũng có bước phát triển mạnh mẽ. Nếu như năm 2015, sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 34% nhu cầu sữa chế biến, thì đến năm 2020, con số đó đã là 38%. Mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người cũng có sự gia tăng đáng kể, lần lượt là 16 kg/ người/ năm lên 20 kg/người/ năm và hơn 24 kg/ người/ năm vào các năm 2015, 2020 và năm 2022. Nhiều thương hiệu của công ty sữa đã được người tiêu dùng tin dùng như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH (TH True Milk), Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk)… Sản phẩm của một số doanh nghiệp ngành sữa không những được tiêu dùng và có uy tín ở thị trường nội địa mà còn được xuất khẩu sang thị trường gần 50 nước trên thế giới.

Các doanh nghiệp ngành sữa đã chủ động, sáng tạo tìm hướng đi thích hợp như đầu tư công nghệ mới, thiết bị dây chuyền sản xuất chế biến hiện đại cùng với hệ thống phân phối thông minh để tạo ra sản phẩm mới có chất lượng cao và có uy tín đáp ứng thị trường trong và ngoài nước. Ngành sữa ngày càng khẳng định vai trò trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đảm bảo an ninh thực phẩm cho nước nhà.

Bên cạnh những thành tựu của ngành sữa trong thời gian qua, phát triển ngành sữa Việt Nam vẫn còn những bất cập, hạn chế cần khắc phục, như:

Thứ nhất, hiện nay Việt Nam mới chỉ có 25% của tổng số bò sữa được nuôi tập trung ở trang trại, với trên 70.000 bò sữa (chủ yếu tại trang trại của công ty Vinamilk và TH Milk). Tuy nhiên, do nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi và giá trị đầu tư chăn nuôi còn vẫn cao dẫn đến các sản phẩm sữa của Việt Nam là một trong những sản phẩm sữa có giá thành cao so với sản phẩm sữa cùng loại trên thế giới.

Thứ hai, thiếu quy hoạch hoặc có quy hoạch nhưng quản lý quy hoạch còn hạn chế, mạng lưới sản xuất nguyên liệu sữa tươi và khu vực chế biến sữa chưa đáp ứng yêu cầu phát triển chung của ngành. Ở nhiều địa phương, việc đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến mất cân đối với nguồn nguyên liệu, làm giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dẫn tới phát triển ngành chưa ổn định, không bền vững.

Thứ ba, công nghiệp chế biến sữa vẫn còn hạn chế, dẫn đến đóng góp của công nghiệp chế biến trong nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm sữa hàng hoá hiện nay vẫn còn thấp.

Thứ tư, chất lượng và chủng loại sản phẩm sữa chưa đa dạng, phát triển các sản phẩm từ sữa chưa nhiều, tính cạnh tranh kém, giá trị gia tăng chưa cao, giá sữa xuất khẩu thường thấp hơn giá thị trường thế giới cùng loại 5-10%. Sản phẩm chế biến còn đơn điệu, việc đầu tư chế biến sâu, sản xuất ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao còn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng sản lượng sản phẩm chế biến. Đặc biệt là các sản phẩm chế biến sau sữa chưa đáp ứng được thị trường nội địa và xuất khẩu.

Thứ năm, nguồn cung nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu chế biến sữa trong nước. Sản xuất sữa nguyên liệu phải đối mặt với sự mất cân bằng cung và cầu khi nguồn sữa trong nước chỉ đáp ứng khoảng 35-40% tổng nhu cầu sữa dùng chế biến. Sự phụ thuộc nhiều vào thị trường nước ngoài đối với nguyên liệu đầu vào tạo ra nguy cơ chèn ép lợi nhuận do biến động giá của các sản phẩm sữa nhập khẩu. Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu cũng gia tăng nguy cơ gây thiệt hại cho doanh nghiệp chế biến.

Trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế với việc Việt Nam đã ra nhập WTO và tham gia ký kết 17 Hiệp định thương mại tự do như CPTPP, AFTA, EVFTA,… sẽ tạo nhiều cơ hội mới như lộ trình cắt giảm thuế quan theo các FTA, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu sữa ra thị trường thế giới, cộng với Chương trình sữa học đường của Chính phủ đã được triển khai rộng khắp cả nước, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm… Song hành với những cơ hội trên là các thách thức mới cho sự phát triển của ngành sữa Việt Nam bao gồm sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp ngoại, sự thay đổi về thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng với sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ,...

Nhằm không chỉ đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đóng vai trò định hướng giúp cho các cơ quan nhà nước và các địa phương xây dựng cơ chế, chính sách, huy động các nguồn lực để điều hành sự phát triển của ngành sữa Việt Nam trong thời gian tới, việc lập Chiến lược phát triển ngành sữa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là rất cần thiết và cấp bách nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đã được đặt ra của giai đoạn trước cũng như trong giai đoạn mới: phát triển bền vững ngành sữa Việt Nam, ngành công nghiệp chế biến sữa trở thành ngành có công nghệ hiện đại với cơ cấu ngành đồng đều, sản phẩm có giá trị gia tăng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới.

Xác định được mục tiêu chung của ngành, đề xuất được các định hướng phát triển và các giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong đó xác định được một số chỉ tiêu như:

- Chỉ tiêu về sản phẩm, sản lượng;

- Chỉ tiêu tiêu về thị phần sữa sản xuất trong nước;

- Chỉ tiêu về xuất khẩu và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu;

- Định hướng phát triển các sản phẩm sữa theo hướng xanh, tuần hoàn và tiết kiệm năng lượng;

- Định hướng tăng thị phần sữa sản xuất trong nước nhằm từng bước thay thế sản phẩm nhập khẩu;

- Định hướng về công nghệ sản xuất và phát triển nguồn nguyên liệu ngành sữa;

+ Định hướng xuất khẩu và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành sữa.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5

Bộ Trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5

Nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5), thay mặt Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã gửi thư chúc mừng tới đội ngũ những người làm công tác khoa học và công nghệ trong toàn Ngành.
Chấm dứt hoạt động của Khu nhà đổi ca 284 Nguyễn An Ninh – TP Vũng Tàu

Chấm dứt hoạt động của Khu nhà đổi ca 284 Nguyễn An Ninh – TP Vũng Tàu

Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) vừa có thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Khu nhà đổi ca 284 Nguyễn An Ninh – TP Vũng Tàu tại địa chỉ số 284 Nguyễn An Ninh, phường 7, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (khu nhà đổi ca 284) từ ngày 1/7/2024.
Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 5/2024

Tổng hợp các FTA của Việt Nam tính đến tháng 5/2024

Tính đến tháng 5 năm 2024, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng là 19 Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement- FTA) . Trong đó, 16 FTA đã ký kết và thực thi và 3 FTA đang đàm phán.
Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân áp dụng từ hôm nay 15/5/2024

Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân áp dụng từ hôm nay 15/5/2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 5/2024/QĐ-TTg ngày 26/3/2024 quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Tọa đàm Hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Tọa đàm Hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 24 Ủy ban hỗn hợp liên chính phủ Việt Nam – Bulgaria, ngày 14/5/2024, tại Sofia, Bộ Công Thương đã phối hợpvới Bộ Kinh tế và Công nghiệp Bulgaria, Phòng Thương mại và Công nghiệp Bulgaria (BCCI) tổ chức Tọa đàm hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam – Bulgaria.
Logistics xanh - Nền tảng phát triển bền vững

Logistics xanh - Nền tảng phát triển bền vững

Đó là chủ đề của Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam (Vilog) lần thứ 2, sẽ tổ chức tại TP.HCM đầu tháng 8 tới.
Những lưu ý khi xuất nhập khẩu tại cửa khẩu tỉnh Lào Cai

Những lưu ý khi xuất nhập khẩu tại cửa khẩu tỉnh Lào Cai

Tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay, theo thống kê không chính thức, đã có trên 100 phương tiện vận tải Việt Nam bị lưu giữ tại Trung Quốc.
Đã nhận đầy đủ hồ sơ liên quan sản phẩm thép mạ Trung Quốc

Đã nhận đầy đủ hồ sơ liên quan sản phẩm thép mạ Trung Quốc

Trong thời hạn 45 ngày, tính từ ngày xác nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; cơ quan điều tra sẽ thẩm định hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét tiến hành điều tra hoặc không tiến hành điều tra vụ việc.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận