Siêu cảng 3,5 tỷ đôla, cơ hội cho xuất nhập khẩu và logistics Việt Nam

Siêu cảng Chancay toạ lạc ở phía Bắc thủ đô Lima của Peru, nằm dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, một vị trí chiến lược vô cùng thuận lợi cho việc kết nối thương mại quốc tế.

Theo Vụ Thị trường châu Âu châu Mỹ, Bộ Công Thương, dự án siêu cảng có tổng vốn đầu tư hơn 3,5 tỷ USD và được thiết kế để xử lý 1,5 triệu TEU (1 TEU tương đương 1 cont 20 feet) mỗi năm. Khởi công vào năm 2020 và dự kiến hoàn thành vào năm 2024, siêu cảng Chancay được kỳ vọng sẽ trở thành một trung tâm logistics hàng đầu của Mỹ Latinh. Việc xây dựng siêu cảng không chỉ nhằm phục vụ nhu cầu nội địa của Peru mà còn mở rộng tầm ảnh hưởng và làm đầu mối logistic kết nối với các quốc gia khác trong khu vực như Brazil, Chile, Argentina với thị trường châu Á, góp phần thúc đẩy giao thương và tăng cường kết nối kinh tế giữa Mỹ Latinh và châu Á Thái Bình Dương.

Quy định về kỹ thuật về Cảng cạn theo QCVN 108:2021/BGTVT

Trong tương lai, siêu cảng Chancay giúp các nước Mỹ Latinh xuất khẩu các sản phẩm chủ lực như nông sản, khoáng sản và dầu khí sang châu Á và ngược lại nhập khẩu công nghệ và hàng tiêu dùng từ các quốc gia châu Á. Cảng Chancay có thể trở thành một cầu nối giao thương trực tiếp, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các tuyến vận tải dài qua Đại Tây Dương hoặc Bắc Mỹ, góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực.

Đối với Việt Nam, cảng Chancay mang lại cơ hội mở rộng thị trường xuất nhập khẩu với Peru nói riêng và các nước Mỹ Latinh nói chung. Năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước Mỹ Latinh đạt 20,6 tỷ USD, trong đó các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chiếm tỉ trọng lớn là hàng nông sản, dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến, gỗ, điện tử và linh kiện, ngược lại Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ các nước trong khu vực này các mặt hàng là nguyên liệu thô, nông sản, gỗ, nguyên phụ liệu may mặc, thức ăn chăn nuôi.

Với các tuyến vận tải biển kết nối giữa cảng Chancay và Việt Nam, các doanh nghiệp Việt có thể tối ưu hóa thời gian và chi phí vận chuyển. Dự tính Chancay có thể giúp giảm tới 30%, thậm chí 50% thời gian vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ Latinh, điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí logistics lên đến 20% so với các tuyến vận chuyển truyền thống. Việt Nam có thể tận dụng cảng này để xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh như may mặc, điện tử, nông sản (gạo, cà phê) sang các nước Mỹ Latinh. Ngược lại, Việt Nam cũng có thể nhập khẩu các nguyên liệu khoáng sản, nông sản và dầu khí từ Mỹ Latinh với chi phí hợp lý hơn.

Cảng Chancay còn mở ra cơ hội mới đối với ngành logistics tại Việt Nam. Với việc tăng cường kết nối vận tải biển và khả năng giao thương giữa hai khu vực, các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác từ Mỹ Latinh để thiết lập các tuyến vận tải biển mới, mở ra các cơ hội đầu tư, nâng cao chất lượng hạ tầng và dịch vụ logistics.

Siêu cảng Chancay sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Mỹ Latinh. Theo dự báo, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Mỹ Latinh có thể tăng trưởng đến 10% mỗi năm nếu có sự cải thiện về logistics và kết nối giao thông. Tận dụng siêu cảng Chancay như là một giải pháp tối ưu về logistic, Việt Nam có thể tăng cường kim ngạch xuất nhập khẩu với các đối tác tại Mỹ Latinh, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp, nông sản và năng lượng. Qua đó, cảng Chancay sẽ trở thành cầu nối quan trọng cho quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – Peru nói riêng và với Mỹ Latinh nói chung, tận dụng tốt hơn nữa cơ hội từ các Hiệp định thương mại đã được ký kêt với các nước trong khu vực như CPTPP, FTA Việt Nam – Chile, Hiệp định thương mại Việt Nam – Cuba.

Tin khác

Đề xuất phân loại thống kê theo loại hình kinh tế

Đề xuất phân loại thống kê theo loại hình kinh tế

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định phân loại thống kê theo loại hình kinh tế.
Chính phủ rất nỗ lực và hoàn thành vượt hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Chính phủ rất nỗ lực và hoàn thành vượt hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam

Theo dự báo tại Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, GDP của Việt Nam trong năm 2024 là 6,5%, tăng cao hơn mức 5,5% được dự báo hồi tháng 4/2024
Phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023

Phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1117/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021-2023, tầm nhìn đến năm 2050.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng trên 7%

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng trên 7%

Kết luận Phiên họp Chính phủ trực tuyến với 63 địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, cấp thiết thời gian tới, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cả năm 2024 khoảng trên 7%, tăng trưởng quý IV từ 7,5-8%.
Kinh tế 9 tháng tăng trưởng tích cực

Kinh tế 9 tháng tăng trưởng tích cực

Theo Tổng cục Thống kê, kinh tế 9 tháng năm 2024 đạt mức tăng trưởng 6,82%. Đây là mức tăng trưởng tích cực, thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động của kinh tế thế giới, khắc phục hậu quả nặng nề do thiên tai.
Đến hết quý 2/2024, Quỹ bình ổn giá xăng dầu dư gần 6.061 tỷ đồng

Đến hết quý 2/2024, Quỹ bình ổn giá xăng dầu dư gần 6.061 tỷ đồng

Ngày 4/10, Bộ Tài chính đã công khai chi tiết tình hình trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu của các thương nhân kinh doanh xăng dầu quý II/2024.
9 tháng, cả nước thu hút gần 25 tỷ USD vốn FDI

9 tháng, cả nước thu hút gần 25 tỷ USD vốn FDI

Tính đến 30/9/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Tháng 12 hoàn thành Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Tháng 12 hoàn thành Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký ban hành Quyết định số 1088/QĐ-TTg ngày 2/10/2024 phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Tương lai của ngành thương mại thời trang Thụy Điển

Tương lai của ngành thương mại thời trang Thụy Điển

Sự quan tâm đến hàng thời trang đã qua sử dụng tại Thụy Điển đã bùng nổ. Ngày nay, 6/10 người tiêu dùng mua các sản phẩm thời trang đã qua sử dụng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận