Thuế thương mại điện tử "nóng" Hội nghị bộ trưởng WTO

Vấn đề có tiếp tục kéo dài thỏa thuận hoãn áp đặt thuế thương mại điện tử quốc tế sắp hết hiệu lực vào tháng 3 tới hay không đang được các thành viên tại Hội nghị cấp bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) lần thứ 13 diễn ra tại thủ đô Abu Dhabi của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) thảo luận “nóng” diễn đàn.

Theo hãng tin AP, nội dung của hội nghị chủ yếu tập trung vào giải quyết một số vấn đề chính: Trợ cấp khuyến khích đánh bắt thủy hải sản quá mức; cải cách để thị trường nông nghiệp công bằng và thân thiện hơn với môi trường; nỗ lực nhằm khôi phục hệ thống giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia…

Vấn đề được cho là nóng đối với hội nghị là những tranh cãi xung quanh việc có tiếp tục kéo dài thỏa thuận hoãn áp đặt thuế thương mại điện tử quốc tế sắp hết hiệu lực vào tháng 3 tới hay không. Việc gia hạn cần được 164 thành viên WTO phê chuẩn mới có hiệu lực.

Thuế thương mại điện tử "nóng" Hội nghị bộ trưởng WTO
Hội nghị cấp bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) lần thứ 13 diễn ra tại thủ đô Abu Dhabi của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE)

Hiện tại, một số quốc gia, trong đó có Ấn Độ và Nam Phi, mong muốn dỡ bỏ lệnh cấm áp đặt thuế thương mại điện tử trong bối cảnh các nước này đang phát triển kinh tế số và muốn tăng thêm doanh thu do các hoạt động thương mại ngày càng được số hóa. Việc hoãn áp thuế làm mất đi khoản thu ngân sách cho các chính phủ ở các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, một số ý kiến quan ngại điều này có thể dẫn đến các biện pháp đáp trả thuế quan lẫn nhau, đồng thời cho rằng, việc không áp thuế mang lại lợi ích cho người tiêu dùng bằng cách giúp giảm chi phí và thúc đẩy triển khai rộng rãi hơn các dịch vụ kỹ thuật số ở cả các nước giàu và nghèo.

Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cho biết: Thuế thương mại điện tử quốc tế là vấn đề rất quan trọng đối với hàng triệu doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số thành viên WTO tin rằng điều này nên được gia hạn và thực hiện vĩnh viễn. Song, những người khác tin rằng, có những lý do tại sao điều đó không nên xảy ra. Đây là nguyên nhân tại sao đã xảy ra một cuộc tranh luận - vì nó ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người - chúng tôi hy vọng rằng các bộ trưởng có thể đưa ra quyết định phù hợp.

Nhiều đề xuất được đưa ra, trong đó có 4 đề xuất đang được đưa ra thảo luận tại hội nghị. Cụ thể: Hai đề xuất đề nghị gia hạn thời gian đình chỉ thuế. Hai đề xuất còn lại, được trình bày riêng bởi đại diện Nam Phi và Ấn Độ, yêu cầu áp thuế thương mại điện tử. Trong đó, đề xuất của Nam Phi kêu gọi thành lập một quỹ để nhận các khoản đóng góp tự nguyện nhằm thu hẹp “khoảng cách kỹ thuật số”. Nước này cũng yêu cầu các nền tảng công nghệ hàng đầu tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Kể từ năm 1998, WTO đã duy trì lệnh không áp thuế nhập khẩu trong giao dịch thương mại điện tử, ước tính có giá trị lên tới 225 tỷ USD/năm.

Một báo cáo của WTO công bố vào cuối năm 2023 cho thấy, giá trị xuất khẩu dịch vụ được cung cấp bằng công nghệ kỹ thuật số đã tăng hơn 8% từ năm 2005 đến năm 2022 - cao hơn xuất khẩu hàng hóa (5,6%) và xuất khẩu dịch vụ khác (4,2%).

Ý kiến bạn đọc

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 18/2/2025 đôn đốc các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
Tập trung hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025

Tập trung hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2025, trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quán triệt, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tập trung thực hiện và hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2021 - 2025, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên trong năm 2025.
Chính phủ ban hành Nghị quyết đặt mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương để đạt 8% trở lên năm 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết đặt mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương để đạt 8% trở lên năm 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển

Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024. Năm 2025, Chính phủ không chỉ tập trung vào cải cách môi trường kinh doanh mà còn đẩy mạnh phát triển kinh tế số và công nghiệp chế biến chế tạo, đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững với mục tiêu tăng trưởng GDP 8%.
Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 23/1/2025 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 (Kế hoạch).
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1719/QĐ-TTg ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025.
Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Chính phủ năm 2025: Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá

Chính phủ năm 2025: Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2024, trong đó thống nhất chủ đề điều hành của năm 2025 là "Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá".
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận