Vì sao Trung Quốc và Ấn Độ khó đạt được mục tiêu về khí hậu

Trung Quốc và Ấn Độ đều có kế hoạch đầy tham vọng nhằm cắt giảm lượng khí thải, nhưng nhu cầu của hai quốc gia này với than đá vẫn tiếp tục tăng, do đó, hai quốc gia phát thải carbon lớn nhất châu Á khó đạt được mục tiêu về khí hậu hơn.
Trung Quốc tiêu thụ 2,4 triệu ô tô trong tháng 4/2024 Đã nhận đầy đủ hồ sơ liên quan sản phẩm thép mạ Trung Quốc Trung Quốc: Xuất khẩu quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng trong tháng 4/2024 Sắp có thêm cặp cửa khẩu song phương Việt Nam - Trung Quốc

Một nghiên cứu mới của tổ chức tư vấn năng lượng Ember cho thấy, sản lượng điện toàn cầu từ than đã tăng liên tục trong hai thập kỷ qua, tăng gần gấp đôi từ 5.809 terawatt giờ (TWh) vào năm 2000 lên 10.434 TWh vào năm 2023. Trong đó, mức tăng cao nhất đến từ Trung Quốc với 319 TWh và Ấn Độ với 100 TWh.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), than vẫn là nguồn năng lượng lớn nhất để sản xuất điện, cung cấp hơn 1/3 lượng điện toàn cầu. Than đá sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp như sắt thép cho đến khi có công nghệ mới.

“Sẽ rất khó đạt được mục tiêu nếu không nhanh chóng cắt giảm sản lượng than. Nó chắc chắn sẽ nằm ngoài tầm với”, Francis Johnson, nhà nghiên cứu cấp cao và lãnh đạo khí hậu tại Trung tâm Châu Á của Viện Môi trường Stockholm cho biết.

Vì sao Trung Quốc và Ấn Độ khó đạt được mục tiêu về khí hậu

Đối với Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhất châu Á, có hai mục tiêu lớn về khí hậu: phấn đấu đạt mức phát thải carbon cao nhất vào năm 2030 và đạt mức trung hòa carbon vào năm 2060. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào than đá vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm.

Nghiên cứu của Ember cho thấy, nhu cầu điện ở Trung Quốc đã tăng gấp 7 lần kể từ đầu thập kỷ này, trong khi nhu cầu than tăng hơn 5 lần trong cùng kỳ.

Dữ liệu từ nghiên cứu cho thấy, Trung Quốc - nhà sản xuất than lớn nhất thế giới - đã thải ra 5.491 triệu tấn carbon dioxide từ sản xuất điện vào năm 2023. Con số này cao hơn ít nhất ba lần so với Mỹ là 1.570 triệu tấn carbon dioxide và Ấn Độ là 1.470 triệu tấn carbon dioxide.

Khi Ấn Độ trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm ngoái, nhu cầu điện đã tăng 5,4% so với năm 2022. Con số này cao hơn gấp đôi so với mức tăng toàn cầu.

Các nhà chức trách nước này đang rất lạc quan về con đường hướng tới mức phát thải ròng bằng 0, đồng thời đưa ra tuyên bố rằng 50% sản lượng điện của nước này sẽ đến từ các dạng năng lượng không sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030.

Theo ước tính của Climate Action Tracker, lượng phát thải từ ngành điện dự kiến sẽ đạt đỉnh vào khoảng năm 2030, trong khi tổng lượng phát thải liên quan đến năng lượng sẽ đạt mức cao nhất vào khoảng năm 2034.

Nhưng nghiên cứu của Ember cho thấy áp lực gia tăng từ hạn hán đã thúc đẩy nước này tạo ra 78% điện năng từ nhiên liệu hóa thạch, trong đó than chiếm 75% trong hỗn hợp đó.

Giống như Trung Quốc, Ấn Độ cũng đã có những bước tiến đáng kể trong các dạng năng lượng tái tạo khác.

Theo Ember, vào năm 2023, Ấn Độ đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nước sản xuất điện mặt trời lớn thứ ba thế giới. Sản lượng điện mặt trời của Ấn Độ đạt tổng cộng 113 terawatt giờ (TWh) vào năm ngoái, tăng 145% kể từ năm 2019. Con số này xếp sau Trung Quốc với 584 TWh và Mỹ với 238 TWh.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Rạng sáng 16/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, tiến hành một số hoạt động song phương tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Lỗ hổng RCE trên Microsoft Sharepoint bị khai thác để xâm nhập vào hệ thống mạng của doanh nghiệp

Lỗ hổng RCE trên Microsoft Sharepoint bị khai thác để xâm nhập vào hệ thống mạng của doanh nghiệp

Gần đây, các chuyên gia bảo mật đã ghi nhận lỗ hổng RCE (thực thi mã từ xa) có mã CVE-2024-38094 bị khai thác trong thực tế nhằm đạt quyền truy cập tới hệ thống mạng doanh nghiệp.
Nhóm APT Evasive Panda sử dụng bộ công cụ CloudScout để đánh cắp cookie phiên đăng nhập từ các dịch vụ đám mây

Nhóm APT Evasive Panda sử dụng bộ công cụ CloudScout để đánh cắp cookie phiên đăng nhập từ các dịch vụ đám mây

Gần đây, các tổ chức chính phủ và tôn giáo tại Đài Loan đã trở thành mục tiêu của nhóm APT Evasive Panda có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong chiến dịch tấn công này, Evasive Panda sử dụng bộ công cụ hậu khai thác có tên CloudScout để xâm nhập và thu thập dữ liệu. Bộ công cụ này có khả năng thu thập dữ liệu từ nhiều dịch vụ đám mây khác nhau nhờ vào các cookie phiên web bị đánh cắp. Thông qua một plugin, CloudScout hoạt động đồng bộ với MgBot – bộ khung mã độc đặc trưng của nhóm Evasive Panda.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Nhân dịp ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hôm nay (7/11), Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, sắc đỏ (biểu tượng của đảng Cộng hòa) đã thống trị trên bản đồ bầu cử Mỹ khi ứng cử viên tổng thống Donald Trump giành chiến thắng thuyết phục trước Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ tại hầu hết các bang chiến địa.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham gia đoàn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Qatar

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham gia đoàn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Qatar

Tiếp nối chuyến công tác tại Ả-rập Xê-út, tối ngày 30/10/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng đoàn đã đến Thủ đô Doha, bắt đầu chuyến thăm chính thức Qatar từ ngày 30 – 01/11/2024.
UAE bắn 21 phát đại bác chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính

UAE bắn 21 phát đại bác chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính

Sáng 28/10, theo giờ địa phương, tại Cung điện Hoàng gia ở Thủ đô Abu Dhabi, Phó Tổng thống Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Sheikh Mansour Bin Zayed Al Nahyan đã chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức UAE.
Xử lý, ngăn chặn tên miền quốc tế vi phạm, lừa đảo trên Internet Việt Nam

Xử lý, ngăn chặn tên miền quốc tế vi phạm, lừa đảo trên Internet Việt Nam

Nhằm tăng cường triển khai các giải pháp xử lý kịp thời các lừa đảo, vi phạm sử dụng tên miền, tên miền quốc tế, ngày 21/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt "Kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu lạm dụng tên miền để vi phạm pháp luật", ban hành kèm Quyết định số 1811/QĐ-BTTTT.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận