Việt Nam tham dự Hội chợ Thương mại Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21

Ngày 24/9/2024, tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc Hội chợ Thương mại Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21 (CAEXPO 2024) đã chính thức được khai mạc. Hội chợ là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, được Chính phủ Trung Quốc quyết định tổ chức thường niên kể từ năm 2004.

Tham dự Hội chợ năm nay, đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc dẫn đầu cùng với Lãnh đạo Bộ Công Thương và Lãnh đạo một số Bộ, ngành, địa phương trên cả nước tham dự các hoạt động chính tại Hội chợ.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng các lãnh đạo khai trương Khu gian hàng thương mại Việt Nam tại Hội chợ CAEXPO 2024

Tại CAEXPO 2024, khu gian hàng thương mại Việt Nam với sự tham gia hơn 120 doanh nghiệp, đơn vị đến từ 22 tỉnh, thành phố trên cả nước tham gia trưng bày sản phẩm, dịch vụ trên diện tích gần 5000m2 (khoảng gần 200 gian hàng tiêu chuẩn). Việt Nam tiếp tục là quốc gia có quy mô lớn nhất tại hội chợ, sau nước chủ nhà Trung Quốc.

Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ chủ yếu thuộc các lĩnh vực ngành hàng: nông sản, thực phẩm chế biến, đầu tư du lịch, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm từ gỗ…

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc viết lưu bút tại Khu gian hàng Việt Nam

Gian hàng quốc gia Việt Nam chủ đề "Thành phố Đẹp" tại kỳ Hội chợ năm nay, Bộ Công Thương phối hợp với UBND thành phố Hồ Chí Minh là địa phương tiêu biểu của Việt Nam tham gia trưng bày, giới thiệu tiềm năng về kinh tế, du lịch, thương mại và đầu tư, đặc biệt nhấn mạnh nét đặc sắc về văn hóa và tiềm năng kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của Việt Nam nói chung trên diện tích 160m2.

Các lãnh đạo chụp ảnh tại Khu gian hàng quốc gia “Thành phố đẹp”

Tiếp nối thành công từ các năm trước, Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Ban thư ký Hội chợ CAEXPO và các đơn vị liên quan tổ chức “Hội nghị giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc” vào ngày 25/9/2024 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị quốc tế Nam Ninh với sự tham dự của gần 200 đại biểu là đại diện doanh nghiệp hai nước, các tổ chức xúc tiến thương mại.

Trong 20 năm qua, CAEXPO đã trở thành một nền tảng hợp tác kinh tế, thương mại đa phương lớn của ASEAN và Trung Quốc, quy tụ đông đảo các nhà kinh doanh và đầu tư Trung Quốc và các nước ASEAN, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp tìm hiểu xu thế thị trường, giao lưu, trao đổi, xúc tiến kinh doanh và thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực với doanh nghiệp Trung Quốc và các nước ASEAN. Trung bình mỗi kỳ hội chợ, các doanh nghiệp của Việt Nam có cơ hội tiếp cận tới khoảng 50.000 thương nhân Trung Quốc và các nước ASEAN.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đi thăm gian hàng doanh nghiệp Việt Nam tại Hội chợ

Những số liệu thống kê của cả phía Trung Quốc và Việt Nam đã cho thấy, từ chỗ chỉ đạt vài chục triệu USD trị giá các hợp đồng, thỏa thuận giao dịch trong những năm đầu tiên tham gia CAEXPO, những năm gần đây, tổng giá trị giao dịch thương mại và đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Hội chợ đã lớn hơn rất nhiều. Và tại các kỳ tổ chức Khu gian hàng Việt Nam tại Hội chợ CAEXPO nào cũng thu hút số lượng lớn các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tham gia.

Đối với Việt Nam, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất từ nhiều năm qua. Kể từ năm 2018, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc luôn duy trì trên 100 tỷ USD/năm. Năm 2023, trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 171,85 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 61,21 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm 2022.

Theo Tổng cục Thống kê, 7 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc nói chung đạt 33,4 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái; kim ngạch nhập khẩu đạt 79,2 tỷ USD, tăng 34,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tại Quảng Tây, Việt Nam hiện có 140 doanh nghiệp đang đầu tư tại Quảng Tây với số vốn đăng ký đạt trên 186 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực xây dựng công trình điện lực (26%), dự án giao thông vận tải (24%), dự án xây dựng thông thường (24%), dự án xây dựng công nghiệp (20%) và các dự án khác (6%). Từ đầu năm đến nay,Trung Quốc là thị trường đầu tiên có kim ngạch thương mại hai chiều với Việt Nam vượt con số 100 tỷ USD.

Việt Nam vẫn tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN. Về mặt hàng, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng như điện thoại di động, linh kiện, thiết bị điện tử, cao su, nông sản, thủy hải sản... và nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc sản phẩm như máy móc, thiết bị, nguyên liệu sản xuất trong ngành may mặc, giày da, sắt thép, vật tư xây dựng... cho đến các mặt hàng tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày.

Thời gian qua, Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều thỏa thuận hợp tác song phương, cũng như các hiệp định đa phương như: Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP),... góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước. Hội chợ CAEXPO 2024 sẽ kéo dài đến ngày 28/9/2024.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phát triển VNPT thành tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh

Phát triển VNPT thành tập đoàn kinh tế nhà nước mạnh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định 1019/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; Kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển đến năm 2025 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP. HCM lần thứ 5

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế TP. HCM lần thứ 5

Sáng 25/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024 lần thứ 5 - phiên toàn thể.
Số liệu kinh tế yếu kém của Eurozone gây sức ép lên giá dầu

Số liệu kinh tế yếu kém của Eurozone gây sức ép lên giá dầu

Giá dầu đi xuống trong phiên 23/9 do những lo ngại về nhu cầu sau các số liệu kinh tế không mấy lạc quan của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và Trung Quốc.
Thủ tướng yêu cầu hệ thống ngân hàng thực hiện '6 tăng', '6 giảm', '6 tăng tốc, bứt phá'

Thủ tướng yêu cầu hệ thống ngân hàng thực hiện '6 tăng', '6 giảm', '6 tăng tốc, bứt phá'

Chiều 21/9, kết luận Hội nghị Thường trực Chính phủ với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống ngân hàng thực hiện "6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá" để cùng đất nước phát triển, phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất từ 2 - 3 ngân hàng thương mại nằm trong nhóm 100 ngân hàng lớn mạnh nhất trong khu vực châu Á.
Đến 2050, quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỷ USD/năm

Đến 2050, quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỷ USD/năm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024 ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 269/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tháng 9 và quý IV/2024.
6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh

6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận