World Bank nêu 5 cải cách thể chế Việt Nam cần ưu tiên để phát triển

Sáng 18/5 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố Báo cáo cập nhật đánh giá quốc gia năm 2021 với chủ đề “Để Việt Nam tươi sắc đào xuân: Cải cách thể chế hướng tới thực thi hiệu quả”.
Doanh số thương mại điện tử Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á EVFTA - “sức bật” cho xuất khẩu điều của Việt Nam Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 2022 Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam

Báo cáo của World Bank chỉ ra rằng, mô hình tăng trưởng truyền thống của Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn do đại dịch Covid-19, toàn cầu hóa chững lại, và nguy cơ quốc gia ngày càng dễ tổn thương đối với những cú sốc bên ngoài, đặc biệt với rủi ro khí hậu.

Sau khi xác định một loạt những ứng phó chính sách và ưu tiên cải cách, phần nhiều trong đó không phải là mới, báo cáo nhận định rằng thể chế hiện đại, có tính thích ứng sẽ là chìa khóa để đảm bảo thành công.

World Bank nêu 5 cải cách thể chế Việt Nam cần ưu tiên để phát triển
World Bank công bố Báo cáo cập nhật đánh giá quốc gia năm 2021 với chủ đề “Để Việt Nam tươi sắc đào xuân: Cải cách thể chế hướng tới thực thi hiệu quả”

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia World Bank tại Việt Nam cho biết, với thông điệp “Hiện đại hóa thể chế là chìa khóa để Việt Nam phát triển thành công trong tương lai”, World Bank khuyến nghị Việt Nam tiếp tục cải cách với quy mô và tốc độ như từng được triển khai trong thời kỳ đổi mới của thập kỷ 1980 và như triển khai mở cửa thương mại trong 2 thập kỷ qua.

Bà Carolyn Turk mong rằng, mô hình cải cách mà World Bank khuyến nghị có thể sẽ giúp Việt Nam tiến nhanh hơn trên con đường gập ghềnh để trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045 như kỳ vọng của cộng đồng quốc tế cũng như Chính phủ và người dân.

Từ góc độ nghiên cứu, đại diện nhóm chuyên gia thực hiện báo cáo, ông Jacques Morisset, Chuyên gia Kinh tế trưởng của World Bank nhận định, thể chế hiện đại là điều kiện cần để Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển. Sau khi đạt được thành tựu là trở thành một trong những quốc gia chuyển đổi kinh tế thành công nhất trên thế giới trong suốt 25 năm qua, tới nay, thể chế của Việt Nam cần được hiện đại hóa theo Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội mới được thông qua tại Đại hội Đảng tháng 2/2021.

Ông Morisset nêu ví dụ, tại một hội nghị được tổ chức hồi tháng 4/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ ra rằng trong số 111 quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, vùng và tỉnh được luật hóa từ khi ban hành Luật Quy hoạch hồi cuối năm 2017 thì tới nay mới chỉ có 7 quy hoạch được chính thức phê duyệt. Điều đó cho thấy, kết quả thực thi cải cách của Việt Nam còn chưa đồng đều trên nhiều lĩnh vực và Việt Nam còn nhiều việc phải làm để tiến những bước xa hơn trên hành trình phát triển kinh tế tương xứng với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Theo đại diện của World Bank, hệ thống thể chế có tính thích ứng trong quá trình phát triển, dù có sự thống nhất về quan điểm trong lý thuyết kinh tế thế giới và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nhưng phạm vi và quy mô những cải cách thể chế cụ thể cần thực hiện. Do đó, cách tiếp cận cụ thể về cải cách thể chế cần phải dựa vào phương pháp luận 3 bước cơ bản nhưng trực quan. Đó là kết quả thực thi, các yếu tố mang tính quyết định đến thực thi và cải cách thể chế.

Đáng chú ý, báo cáo của World Bank cảnh báo, Việt Nam có nguy cơ rơi vào “bẫy thể chế thu nhập trung bình” nếu không đẩy nhanh tốc độ cải cách. Điều này có thể được chứng thực thêm bằng việc so sánh đã được thực hiện trước đó giữa Hàn Quốc và Thái Lan.

Các quỹ đạo tăng trưởng khác nhau của hai nước này có thể được giải thích phần lớn bởi chất lượng của các thể chế của họ trong 25 năm qua. Nếu Hàn Quốc cải thiện thể chế một cách rõ rệt, thì Thái Lan lại ghi nhận sự suy thoái rõ rệt. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, đây có thể là thời cơ để Việt Nam cải cách thể chế mạnh dạn hơn.

5 cải cách thể chế để thực thi hiệu quả

Việt Nam có khát vọng trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình cao vào năm 2035, và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045. Để thực hiện khát vọng cao đẹp này, Việt Nam không chỉ cần xác định đúng những ưu tiên phát triển trong bối cảnh đứng trước nhiều thách thức phức tạp mới phát sinh trong nước và toàn cầu, mà còn cần phải cải cách thể chế để có thể thực thi những ưu tiên của đất nước một cách hiệu quả.

World Bank nêu 5 cải cách thể chế Việt Nam cần ưu tiên để phát triển

Báo cáo cập nhật đánh giá quốc gia 2021 đã xác định 6 ưu tiên phát triển, sẽ giúp đất nước không chỉ chèo lái vượt qua được thời kỳ hậu đại dịch, mà còn đạt được hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng vốn của mình.

Theo đó, ưu tiên số 1: Thích ứng với quá trình toàn cầu hóa chậm lại bằng cách tập trung vào nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu và đẩy mạnh thương mại dịch vụ;

Ưu tiên số 2: Tăng tốc số hóa nền kinh tế; Ưu tiên số 3: Chuyển từ “tăng trưởng bằng mọi giá” sang “xây dựng nền kinh tế xanh và bền vững”; Ưu tiên số 4: Tăng cường cơ sở hạ tầng bằng cách cải thiện chất lượng chi tiêu công và gia tăng các giải pháp thu hút khu vực tư nhân; Ưu tiên số 5: Cân bằng sự ổn định của ngành ngân hàng với việc mở rộng tài chính toàn diện và phát triển thị trường vốn về chiều sâu; Ưu tiên số 6: Chuyển từ các nỗ lực giảm nghèo từng phần sang một chương trình bảo trợ xã hội trên toàn quốc.

"Những ưu tiên này nhằm giúp Việt Nam hồi phục tốt hơn sau đại dịch Covid-19, bằng cách nhấn mạnh hơn sự cần thiết của việc thích ứng với “bình thường mới”. Những thích ứng này không chỉ yêu cầu phải đối phó với những rủi ro tăng cao, như bất ổn tài chính và tài khóa hoặc bất bình đẳng gia tăng, mà còn phải nắm bắt cơ hội mới xuất hiện từ chuỗi giá trị toàn cầu đã thay đổi hoặc từ sự tăng tốc của chương trình tăng trưởng xanh và chuyển đổi số", World Bank nhấn mạnh và cho rằng, những ưu tiên này là cấp thiết cho một quá trình chuyển đổi mạnh mẽ từ vị trí là nước có thu nhập trung bình sang thu nhập cao.

Do những ưu tiên này sẽ chỉ tạo ra sự khác biệt nếu chúng được thực hiện đúng cách. Chính vì vậy, báo cáo đã đề xuất một nền tảng gồm 5 cải cách thể chế nhằm giúp Chính phủ phát triển tầm nhìn, năng lực và động lực tốt hơn, là những yếu tố quyết định để thực hiện hiệu quả. 5 nền tảng cải cách thể chế để thực thi hiệu quả là: Khung định chế vững chắc; Thủ tục hành chính tinh giản; Công cụ thị trường thông minh; Tăng cường hiệu lực thực thi; Quy trình có sự tham gia/tham vấn.

Do những thay đổi quan trọng trong bối cảnh toàn cầu và việc phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước theo hướng hiệu quả hơn, trong giai đoạn phát triển kinh tế tiếp theo việc tập trung vào khả năng thích ứng có thể trở nên cấp thiết hơn. Khả năng thích ứng như vậy sẽ giúp Việt Nam không chỉ giải quyết những thách thức mới phát sinh từ cuộc khủng hoảng Covid-19, mà còn thực hiện được các ưu tiên phát triển của mình nhanh và tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Từ chiều nay, giá xăng dầu đồng loạt giảm, riêng giá xăng RON95 tăng

Từ chiều nay, giá xăng dầu đồng loạt giảm, riêng giá xăng RON95 tăng

Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15 giờ chiều nay (12-12), giá xăng dầu được điều chỉnh giảm, trừ giá xăng RON95 bật tăng 33 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành. Kỳ điều hành này, liên Bộ không trích lập, không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut.
Giá xăng RON 95 giảm về hơn 20.500 đồng/lít, xăng E5 tăng 20 đồng/lít

Giá xăng RON 95 giảm về hơn 20.500 đồng/lít, xăng E5 tăng 20 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (5/12) được điều chỉnh giảm sau khi tăng vào tuần trước. Trong đó, giá xăng RON 95 về mức 20.560 đồng/lít. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay.
Giá xăng dầu bật tăng, mặt hàng RON95-III lên ngưỡng 20.857 đồng mỗi lít

Giá xăng dầu bật tăng, mặt hàng RON95-III lên ngưỡng 20.857 đồng mỗi lít

Từ 15 giờ ngày 28/11, giá xăng E5 RON92 tăng 497 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 329 đồng/lít. Cùng đó, dầu diesel tăng 268 đồng/lít; dầu hỏa tăng 221 đồng/lít và dầu mazut tăng 111 đồng/kg.
Giá xăng dầu tiếp tục giảm đồng loạt, RON 95 về mức 20.520 đồng/lít

Giá xăng dầu tiếp tục giảm đồng loạt, RON 95 về mức 20.520 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (21/11) được điều chỉnh giảm lần thứ 2 liên tiếp, trừ dầu mazut tăng nhẹ. Trong đó, giá xăng RON 95 hạ về mức 20.520 đồng/lít.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm trong kỳ điều chỉnh ngày 14/11/2024

Giá xăng dầu đồng loạt giảm trong kỳ điều chỉnh ngày 14/11/2024

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (14.11) được điều chỉnh giảm. Trong đó, giá xăng RON95 giảm về mức 20.600 đồng/lít.
Giá xăng bật tăng lên sát 21.000 đồng/lít

Giá xăng bật tăng lên sát 21.000 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (7/11) được điều chỉnh tăng, mức tăng cao nhất thuộc về dầu diesel. Còn giá xăng RON 95 lên mức gần 21.000 đồng/lít. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay.
Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Chỉ đạo mới về cung ứng điện, xăng dầu cuối năm 2024

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện và lo đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống.
Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Ngày 01/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận