Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, số liệu thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu (NK) thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch NK khoảng 839,1 triệu SGD, giảm 4,51% so với cùng kỳ năm 2023.

Nhóm sản phẩm thủy sản chiếm tỷ trọng lớn tại thị trường Singapore gồm: tôm, cua, thủy sản giáp xác (HS0306), chiếm 24,24% tổng lượng tiêu thụ của thị trường; tiếp đến là cá tươi, ướp lạnh (HS0302), chiếm 18,71%; cá đông lạnh (HS0303) chiếm 18,55%; Phi lê cá, thịt cá ướp lạnh hoặc đông lạnh (HS0304), chiếm 16,94%; thủy sản thân mềm (HS0307) chiếm 10,46%... Các nhóm mặt hàng như cá tươi, cá chế biến và thủy sản thủy sinh chiếm tỷ trọng tương đối thấp, lần lượt là 3,55%; 4,81% và 2,73%.

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Singapore với thế giới 9 tháng năm 2024

(đơn vị: nghìn SGD)

Sản phẩm

9T2022

9T2023

9T2024

2023 tăng/giảm

cùng kỳ 2022

2024 tăng/giảm

cùng kỳ 2023

Thị phần các loại thủy sản

Thuỷ sản (HS03)

918,062

878,774

839,152

-4.28%

-4.51%

Cá tươi (HS 0301)

29,885

31,714

29,771

6.12%

-6.13%

3.55%

Cá tươi, ướp lạnh (HS 0302)

163,832

159,992

157,037

-2.34%

-1.85%

18.71%

Cá đông lạnh (HS 0303)

171,066

160,299

155,656

-6.29%

-2.90%

18.55%

Phi lê cá, thịt cá ướp lạnh hoặc đông lạnh (HS 0304)

141,574

130,746

142,112

-7.65%

8.69%

16.94%

Cá chế biến (HS 0305)

57,128

51,930

40,399

-9.10%

-22.20%

4.81%

Tôm, cua, thủy sản giáp xác (HS 0306)

224,086

216,898

203,371

-3.21%

-6.24%

24.24%

Thủy sản thân mềm (HS 0307)

104,444

96,097

87,798

-7.99%

-8.64%

10.46%

Thủy sản thủy sinh (sứa, hải sâm… ) (HS 0308)

25,844

31,044

22,916

20.12%

-26.18%

2.73%

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Indonesia ở vị trí thứ 2, Na Uy xếp thứ 3, Trung Quốc xếp thứ 4, và Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí thứ 5 trong 3 quý liên tiếp.

Thị phần thủy sản của thị trường Singapore nhìn chung vẫn được chia đều cho các đối tác do mỗi nước đều có những thế mạnh xuất khẩu riêng, trong đó 6 quốc gia có thị phần lớn nhất chiếm từ 9% - 13%, cụ thể Malaysia (13,42%), Indonesia (10,98%), Na Uy (10,34%), Trung Quốc (9,81%), Việt Nam (9,22%) và Nhật Bản (8,42%). Tuy nhiên, mỗi quốc gia có thế mạnh riêng và chi phối từng phân khúc khác nhau. Số liệu ở bảng 3 cho thấy, Malaysia có thế mạnh về các mặt hàng cá tươi sống và tôm, cua, thủy sản giáp xác với thị phần ở 2 phân khúc này lần lượt là 31,35% và 20,24%. Na Uy và Tây Ban Nha có thế mạnh về sản phẩm cá tươi ướp lạnh và cá đông lạnh. Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thủy sản Singapore bằng các sản phẩm cá phi lê đông lạnh với (chiếm 29,57%) và cá chế biến (chiếm 19,57%). Trung Quốc có lợi thế đối với các sản phẩm thủy sản thân mềm (chiếm 29,34% thị phần) và Nhật Bản có lợi thế về các loại thủy sản thủy sinh (chiếm 40,16% thị phần).

Thị phần còn lại chia đều cho hơn 90 đối tác khác, trong đó có Chi lê, Ấn Độ, Úc, Thái Lan, Mỹ…

Trong chính sách đa dạng nguồn cung, Singapore liên tục tìm kiếm, mở rộng thị trường nhập khẩu bằng nhiều chính sách khác nhau. Điều này khiến cho sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu thủy sản vào Singapore ngày càng lớn.

Số liệu nhập khẩu thủy sản của Singapore 9 tháng đầu năm 2024 từ thế giới và Việt Nam theo các nhóm hàng

Tổng KNNK của Singapore từ TG 9T/2023

Tổng KNNK của Singapore từ TG 9T/2024

Tăng/ giảm kim ngạch so với cùng kỳ

Tổng KNNK từ Việt Nam 9T/2023

Tổng KNNK từ Việt Nam 9T/2024

Tăng/giảm so với cùng kỳ

Thị phần của Việt Nam tại thị trường

Quốc gia chiếm tỷ trọng thị trường lớn nhất

(nghìn SGD)

(nghìn SGD)

(nghìn SGD)

(nghìn SGD)

Cá tươi

(HS: 0301)

31,714

29,771

-6.13%

3,399

4,056

16.20%

13.62%

Malaysia

31.35%

Cá tươi, ướp lạnh

(HS: 0302)

159,992

157,037

-1.85%

842

450

-87.11%

0.29%

Na Uy

43.18%

Cá đông lạnh

(HS: 0303)

160,299

155,656

-2.90%

2,369

1,530

-54.84%

0.98%

Tây Ban Nha

18.89%

Phi lê cá, thịt cá ướp lạnh hoặc đông lạnh

(HS 0304)

130,746

142,112

8.69%

42,062

42,016

-0.11%

29.57%

Việt Nam

29.57%

Cá chế biến

(HS 0305)

51,930

40,399

-22.20%

7,719

7,907

2.38%

19.57%

Việt Nam

19.57%

Tôm, cua, thủy sản giáp xác

(HS: 0306)

216,898

203,371

-6.24%

18,686

16,306

-14.60%

8.02%

Malaysia

20.24%

Thủy sản thân mềm

(HS: 0307)

96,097

87,798

-8.64%

4,231

5,067

16.50%

5.77%

Trung Quốc

29.34%

Thủy sản thủy sinh (sứa, hải sâm…

(HS: 0308)

31,044

22,916

-26.18%

39

25

-56.00%

0.11%

Nhật Bản

40.16%

Tổng các mặt hàng thủy sản

878,774

839,152

-4.51%

79,348

77,359

-2.57%

Malaysia

13.41%

Về mức tăng trưởng của 15 đối tác xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào Singapore, có 8/15 đối tác tăng trưởng âm và 7/15 đối tác tăng trưởng dương. Một số đối tác có mức tăng trưởng mạnh như: Úc (tăng 65,69%), Chile (tăng 30,6%).

Kim ngạch XK của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024 giảm 2,51% (giá trị xuất khẩu đạt gần 77,36 triệu SGD), chiếm thị phần 9,22%. Kim ngạch XK thủy sản từ Việt Nam sang Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024 tăng tốt ở nhóm Cá tươi - HS0301 (tăng 19,33%), trong khi đó có sự sụt giảm mạnh ở 3 nhóm hàng là Nhóm Cá tươi ướp lạnh– HS0302 (giảm 46,56%), Nhóm cá đông lạnh – HS0303 (giảm 35,42%), Nhóm thủy sản thủy sinh – HS0308 (giảm 35,9%).

Theo ông Cao Xuân Thắng, Tham tán Thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các số liệu thống kê nêu trên thể hiện được vị trí và vai trò quan trọng của thủy sản Việt Nam tại thị trường Singapore. Lần đầu tiên thủy sản Việt Nam duy trì vị trí số 5 liên tiếp trong 3 quý.

Tuy nhiên, để có thể tăng thị phần bền vững, nâng cao thứ hạng cũng như giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản.

Mặt khác, tình trạng lạm phát tăng cao, xu hướng thắt chặt chi tiêu cũng là một thách thức không nhỏ cho ngành thủy sản các nước xuất khẩu vào Singapore trong đó có Việt Nam. Nước nào tận dụng được lợi thế về logistics cũng như giảm thiểu được các chi phí sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh lớn hơn trong xuất khẩu hàng hóa vào Singapore.

Để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản sang thị trường Singapore nói riêng và thị trường thế giới nói chung, Thương vụ đang tích cực công tác kết nối với các doanh nghiệp thủy hải sản hàng đầu của Việt Nam để đưa các thông tin mặt hàng mà các nhà nhập khẩu Singapore đang tìm kiếm; kết nối với Hiệp hội các ngành công nghiệp thủy sản của Singapore để hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm, tăng sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam tại địa bàn. Tuần 22-27/10/2024 Thương vụ đã hỗ trợ đoàn của Cơ quan quản lý thực phẩm Singapore SFA và Hội đồng phát triển kinh tế của Singapore EDB về Việt Nam để xúc tiến và kết nối lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản tại Việt Nam.

Thương vụ cũng liên tục có các hoạt động đối thoại với các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có sự tham gia của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản để chia sẻ các kinh nghiệm tiếp cận thị trường và khuyến nghị nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện chất lượng để giữ uy tín của thủy sản Việt Nam đối với thị trường Singapore.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam và Hoa Kỳ đạt thỏa thuận trong vụ việc giải quyết tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại WTO

Việt Nam và Hoa Kỳ đạt thỏa thuận trong vụ việc giải quyết tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại WTO

Ngày 8 tháng 01 năm 2018, Việt Nam đã chính thức khởi kiện Hoa Kỳ vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) khi áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra, ba sa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ (vụ việc DS536).
Đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử

Đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử

Bộ Công Thương đang đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử (TMĐT) nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về TMĐT; tạo điều kiện cho TMĐT phát triển bền vững, có trật tự, làm động lực cho sự phát triển của nền kinh tế số.
Thị trường hàng hóa thế giới trầm lắng

Thị trường hàng hóa thế giới trầm lắng

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khá trầm lắng trong ngày Mỹ nghỉ lễ Martin Luther King, giá một số mặt hàng được tính đến 2h30 sáng nay theo giờ Việt Nam.
Các hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ thăm chính thức Ba Lan

Các hoạt động của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ thăm chính thức Ba Lan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tháp tùng Thủ tướng Chính phủ: hội đàm với Thủ tướng Cộng hòa Ba Lan, tiếp và làm việc với 02 Tập đoàn lớn của Ba Lan là Tập đoàn Y tế Adamed, Hãng hàng không quốc gia LOT; tham dự và phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Ba Lan và đồng chủ trì cuộc họp Tham vấn kinh tế song phương Việt Nam - Ba Lan.
Phiên họp Tham vấn kinh tế song phương giữa Việt Nam và Ba Lan lần thứ 2

Phiên họp Tham vấn kinh tế song phương giữa Việt Nam và Ba Lan lần thứ 2

Chiều ngày 16 tháng 01 năm 2025 tại thủ đô Vác-xa-va, Cộng hòa Ba Lan, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Nguyễn Hồng Diên và Ngài Krzysztof Paszyk, Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Công nghệ Ba Lan đã đồng chủ trì Phiên họp Tham vấn kinh tế song phương giữa Việt Nam và Ba Lan lần thứ 2.
Tăng 3 lần liên tiếp, giá xăng RON95-III vượt 21.200 đồng mỗi lít

Tăng 3 lần liên tiếp, giá xăng RON95-III vượt 21.200 đồng mỗi lít

Từ 15 giờ ngày 16/1, giá xăng E5 RON92 tăng 319 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 201 đồng/lít. Cùng đó, giá dầu diesel tăng 539 đồng/lít; dầu hỏa tăng 462 đồng/lít và dầu mazut cộng thêm 999 đồng/lít.
Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác lĩnh vực Công Thương 3-5 năm

Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác lĩnh vực Công Thương 3-5 năm

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 41/2024/TT-BCT quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực Công Thương ở địa phương.
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Theo đó, Tổng cục QLTT sẽ ăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu và các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp Tết như hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giày dép, bánh kẹo, đường cát, hoa quả, thuốc lá, rượu, bia, nước giải khát, gia súc, gia cầm… và các mặt hàng thực phẩm tươi sống.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận