Phiên họp Tham vấn kinh tế song phương giữa Việt Nam và Ba Lan lần thứ 2

Chiều ngày 16 tháng 01 năm 2025 tại thủ đô Vác-xa-va, Cộng hòa Ba Lan, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Nguyễn Hồng Diên và Ngài Krzysztof Paszyk, Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Công nghệ Ba Lan đã đồng chủ trì Phiên họp Tham vấn kinh tế song phương giữa Việt Nam và Ba Lan lần thứ 2.

Theo Vụ Thị trường châu Âu châu Mỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam bao gồm đại diện một số đơn vị của Bộ Công Thương và một số Bộ ngành liên quan, Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan. Đoàn đại biểu Ba Lan gồm đại diện các đơn vị của Bộ Phát triển Kinh tế và Công nghệ Ba Lan, Bộ Ngoại giao, Bộ Công nghiệp, Bộ Khí hậu - Tài nguyên, và Bộ Nông nghiệp Ba Lan.

Tại cuộc họp, hai Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Ba Lan và Việt Nam. Hai Bên ghi nhận mối quan hệ lâu dài và hữu nghị sâu sắc giữa hai nước và nhất trí tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế song phương, thúc đẩy thương mại và đầu tư, mở thêm những lĩnh vực hợp tác mới hai Bên cùng có lợi.

Hai Bộ trưởng đã cùng nhau thảo luận về các lĩnh vực hợp tác như thương mại, công nghiệp, khai thác khoáng sản, đổi mới sáng tạo, phát triển công nghiệp bán dẫn, chuyển đổi số, nông sản, dược phẩm và bày tỏ quan điểm về hợp tác trong tương lai trong các lĩnh vực này. Đặc biệt, hai Bên đã trao đổi thông tin về các xu hướng mới nhất trong thương mại song phương và các giải pháp để thuận lợi hoá cho thương mại và đầu tư, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường hơn nữa các cuộc tiếp xúc giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và tham gia các hội chợ, triển lãm, các sự kiện xúc tiến thương mại của nhau. Hai Bộ trưởng nhấn mạnh, cần tận dụng hiệu quả Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) tạo điều kiện cho hàng hóa có thế mạnh của mỗi nước thâm nhập thị trường của nhau. Điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho việc thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Ba Lan trong thời gian tới.

Theo Bộ trưởng Krzysztof Paszyk, Việt Nam đang là đối tác thương mại quan trọng nhất của Ba Lan trong số các nước ASEAN và là một trong những điểm đầu tư hàng đầu của các doanh nghiệp Ba Lan ở châu Á - Thái Bình Dương, Ngày 1/1/2025 vừa qua, Ba Lan đã chính thức đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên của Hội đồng châu Âu (EC). Trong nhiệm kỳ này, Ba Lan sẽ thiết lập các chương trình nghị sự tập trung vào các biện pháp nhằm tăng cường an ninh của khối, đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ xanh, tăng cường khả năng phục hồi kinh tế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong khối, đồng thời tiếp tục thúc đẩy hợp tác ASEAN - EU, Việt Nam - EU. Ngài Bộ trưởng cũng thông báo Ba Lan đã bắt đầu thủ tục nội bộ phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam và Liên minh châu ÂU (EVIPA).

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, với lợi thế riêng có của hai nước, cũng như cơ cấu hàng hóa bổ sung cho nhau và các điều kiện và chính sách thương mại đầu tư cởi mở giữa hai nước như hiện nay, dư địa cho phát triển thương mại, đầu tư giữa hai nước vẫn còn rất lớn, hai nước có thể tiếp tục gặt hái những kết quả tốt đẹp trong tương lai. Đặc biệt, hai nước có tiềm năng tận dụng tốt hơn Hiệp định EVFTA để Ba Lan trở thành cầu nối cho hàng hóa Việt Nam xâm nhập và phát triển ở thị trường EU cũng như hàng hóa Ba Lan thông qua thị trường Việt Nam tiếp cận thị trường các nước ASEAN và các nước mà Việt Nam đã ký kết các Hiệp định thương mại tự do. Trước bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, những nền kinh tế mở, hội nhập sâu như Việt Nam và Ba Lan cần hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa, nhất là trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và chuyển đổi năng lượng để cùng ứng phó và nâng cao sức chống chịu của mỗi nền kinh tế. Việc tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại song phương cũng như trong khuôn khổ đa phương giữa hai khối ASEAN và EU sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cả Việt Nam và Ba Lan.

Tại Phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đề xuất một số giải pháp để hai bên cùng nhau thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại song phương: Một là, thông qua cơ chế Tham vấn kinh tế song phương sẽ tập trung tháo gỡ các vướng mắc, ách tắc để tạo môi trường thông thoáng cho thương mại và đầu tư. Hai là, tăng cường tiếp xúc, trao đổi giữa các cơ quan chính phủ, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp sản xuất hai nước; tăng cường tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm của nhau để giới thiệu các sản phẩm có thế mạnh của mỗi nước. Ba là, phối hợp để vận động các nước còn lại trong EU sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) để tạo tiền đề thuận lợi cho việc đầu tư của doanh nghiệp hai bên đầu tư vào nhau, thông qua đó góp phần thúc đẩy cán cân thương mại song phương hài hoà và bền vững. Bốn là, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác tiềm năng, còn nhiều dư địa như khai thác khoáng sản đi đôi với bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo...

Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Công nghệ Ba Lan Krystof Paszyk đã ký kết biên bản cuộc họp, thống nhất nhiều nội dung quan trọng để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước

Nhân dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã gửi lời mời Bộ trưởng Krzysztof Paszyk và đoàn doanh nghiệp Ba Lan tới thăm Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, năm 2024, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng trưởng mạnh, đạt 3,4 tỷ USD tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu hơn 3 tỷ USD, tăng 24,4% và nhập khẩu 387 triệu USD từ Ba Lan. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Ba Lan bao gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng; điện thoại các loại và linh kiện; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng; hàng dệt may; giày dép các loại; sản phẩm từ sắt thép; chất dẻo nguyên liệu; sắt thép các loại; sản phẩm từ chất dẻo; cà phê; thủy sản....Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ Ba Lan bao gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dược phẩm; sữa và các sản phẩm từ sữa; mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh; sản phẩm từ sắt thép, kim loại; thực phẩm chế biến; thủy sản…

Tin khác

Tăng 3 lần liên tiếp, giá xăng RON95-III vượt 21.200 đồng mỗi lít

Tăng 3 lần liên tiếp, giá xăng RON95-III vượt 21.200 đồng mỗi lít

Từ 15 giờ ngày 16/1, giá xăng E5 RON92 tăng 319 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 201 đồng/lít. Cùng đó, giá dầu diesel tăng 539 đồng/lít; dầu hỏa tăng 462 đồng/lít và dầu mazut cộng thêm 999 đồng/lít.
Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác lĩnh vực Công Thương 3-5 năm

Thời hạn chuyển đổi vị trí công tác lĩnh vực Công Thương 3-5 năm

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 41/2024/TT-BCT quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực Công Thương ở địa phương.
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Theo đó, Tổng cục QLTT sẽ ăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu và các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp Tết như hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giày dép, bánh kẹo, đường cát, hoa quả, thuốc lá, rượu, bia, nước giải khát, gia súc, gia cầm… và các mặt hàng thực phẩm tươi sống.
Giá dầu thô quay đầu “hạ nhiệt”

Giá dầu thô quay đầu “hạ nhiệt”

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), ngày giao dịch 14/1, lực bán quay lại chiếm ưu thế và cắt đứt chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp trước của chỉ số MXV-Index. Trong đó, giá dầu thô quay đầu hạ nhiệt so với các phiên giao dịch của ngày hôm trước.
Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Di sản thiên nhiên, văn hóa của Việt Nam đã và đang ngày càng chứng minh được vai trò vô cùng quan trọng, là sự đa dạng văn hóa, là nguồn lực để tăng trưởng kinh tế, là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, cần chú trọng giá trị của di sản nói chung và phát triển kinh tế di sản nói riêng, đặc biệt giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa với giá trị kinh tế của các di sản, đồng thời đưa ra chiến lược và chính sách phù hợp cho sự phát triển đó.
Giá dầu thô tăng 4 tuần liên tiếp khi nhu cầu sưởi ấm cao

Giá dầu thô tăng 4 tuần liên tiếp khi nhu cầu sưởi ấm cao

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), tuần qua, nhóm năng lượng dẫn dắt xu hướng khởi sắc của toàn thị trường, trong đó, giá dầu thô bật tăng hơn 3%, khí tự nhiên tăng gần 19%.
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công Thương năm 2025

Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công Thương năm 2025

Chiều ngày 8/1/2025, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2025.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tham dự Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tham dự Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào

Sáng ngày 9/1/2025, tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào.
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1/2025

Giá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1/2025

Theo đó, xăng E5RON92 có giá niêm yết mới không cao hơn 20.431 đồng/lít (tăng 374 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 588 đồng/lít; xăng RON95-III có giá không cao hơn 21.019 đồng/lít (tăng 273 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.
Bộ Công Thương đứng đầu các Bộ về Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024

Bộ Công Thương đứng đầu các Bộ về Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024

Với 83,15 điểm, tăng 6,6% so với năm 2023, Bộ Công Thương đứng đầu các Bộ về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận