Xuất khẩu thủy sản trở lại đường đua và tăng tốc

Tháng 8/2023, xuất khẩu thủy sản sang nhiều thị trường đều đạt mức đỉnh kể từ đầu năm. Kết quả đó là tín hiệu cho thấy thủy sản xuất khẩu đang trở lại đường đua và sẽ dần tăng tốc trong những tháng cuối năm.
Việt Nam - Indonesia "bắt tay" hợp tác đầu tư nuôi tôm hùm Mỹ tăng nhập khẩu tôm và cơ hội cho ngành tôm Việt ở những tháng cuối năm Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 80% sau 10 năm Xuất khẩu thủy sản vẫn chưa phục hồi như kỳ vọng

Bà Lê Hằng - Giám đốc truyền thông Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, lần đầu tiên tăng trưởng dương sau 11 tháng sụt giảm liên tiếp, thị trường Hoa Kỳ đã lấy lại vị thế số 1 với 165 triệu USD kim ngạch nhập khẩu thủy sản Việt Nam trong tháng 8, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm 2022.

Cũng theo VASEP, dù xuất khẩu cá tra vẫn thấp hơn 24%, nhưng xuất khẩu tất cả các sản phẩm chủ lực khác sang thị trường Hoa Kỳ đều hồi phục trong tháng qua, đơn cử như: tôm tăng 11%, cá ngừ tăng 2%, cá biển khác tăng 12%, cua ghẹ, mực bạch tuộc, nhuyễn thể có vỏ đều tăng từ 24-56% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Đang hồi phục chậm, nhưng thị trường Hoa Kỳ vẫn có xu hướng tốt hơn đối với tiêu thụ thủy sản đông lạnh. Trong khi giá bán lẻ thủy sản tươi sống tại Hoa Kỳ tiếp tục giảm, thì giá bán thủy sản đông lạnh đang tăng nhẹ 0,5%”, VASEP thông tin và cho biết thêm, tới tháng 8/2023, lượng người tiêu dùng Mỹ ăn uống bên ngoài đã cao hơn trước, cũng là dấu hiệu tích cực về xu hướng tiêu thụ trong những tháng tới.

Xuất khẩu thủy sản trở lại đường đua và tăng tốc
Hết tháng 8/2023, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hoa Kỳ đã chạm mốc 1 tỷ USD

Như vậy, tới hết tháng 8/2023, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã chạm mốc 1 tỷ USD. Dự báo cả năm 2023, thị trường này sẽ đóng góp 1,7 tỷ USD doanh số xuất khẩu cho thủy sản Việt Nam, ít hơn 23% so với năm 2022.

Tương tự Hoa Kỳ, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản và Trung Quốc trong tháng 8 tuy cao hơn so với 2 tháng trước đó, nhưng chưa phản ánh rõ xu hướng hồi phục. Tuy nhiên, vụ việc Nhật Bản xả nước thải hạt nhân ít nhiều đang làm xáo trộn thương mại thủy sản của nước này với các thị trường như Trung Quốc và các thị trường khác. Tác động tới thời điểm tháng 8 chưa thể hiện rõ ràng, nhưng có thể việc này sẽ làm giảm nhập khẩu thủy sản Nhật vào Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước khác.

Hiện nay, Nhật Bản xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là các sản phẩm nhuyễn thể như sò, điệp, hàu, mực - bạch tuộc, cá minh thái, cá hồi, cá tuyết, tôm nước lạnh... cho cả mục đích tiêu thụ nội địa và chế biến xuất khẩu của Trung Quốc. Diễn biến này có thể giúp thủy sản Việt Nam có thêm thị phần tại một số thị trường trong thời gian tới. Do vậy, VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc sẽ tăng trở lại mạnh mẽ hơn vào 4 tháng cuối năm, vừa để đáp ứng nhu cầu dịp Lễ Tết Nguyên đán, vừa bù đắp phần nào sụt giảm từ thị trường Nhật.

Đối với thị trường Hàn Quốc, 8 tháng năm 2023, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này cũng đạt mức cao nhất từ đầu năm, nhưng so với cùng kỳ vẫn thấp hơn 24%.

Xuất khẩu thủy sản trở lại đường đua và tăng tốc
Dự báo tổng thể, VASEP cho rằng xuất khẩu thủy sản năm 2023 có thể đạt 9,1 - 9,2 tỷ USD, giảm 16% so với năm 2022

Ngoài các thị trường chính với các xu hướng khác nhau, thì có nhiều thị trường nhỏ ghi nhận mức tăng trưởng trong tháng 8, bao gồm: Australia, Philippin, Brazil, Arap Xeut và một số thị trường trong khối EU như Italy, Thụy Sỹ, Phần Lan...

Ngoài ra, thông tin từ VASEP cũng cho biết, tháng 8/2023 cũng ghi nhận sự bứt phá của nhiều sản phẩm thủy sản, tập trung chủ yếu vào các loài hải sản như cá tuyết, cá minh thái, ghẹ, tôm hùm, cá trích, cá thu, nước mắm... Những sản phẩm như cá ngừ chế biến, cá biển đóng hộp, tôm biển, cua ghẹ, cá tra chế biến, tôm khô... đang có nhu cầu nhập khẩu tăng so với năm trước.

Tuy nhiên, các mặt hàng chủ lực như tôm chân trắng, cá tra, cá ngừ, tôm sú, mực, chả cá đông lạnh vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022, khiến doanh số xuất khẩu chung chưa thể bứt phá.

Song, với những dấu hiệu tích cực hơn từ thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc, dự báo xuất khẩu cá tra và tôm trong những tháng tới sẽ tiến triển tốt hơn. Theo đó, xuất khẩu cá tra có thể mang về doanh số 1,8-1,9 tỷ USD, xuất khẩu tôm ước đạt 3,6 tỷ USD và các mặt hàng hải sản sẽ đạt khoảng 3,5 tỷ USD. Và, như vậy, dự báo tổng xuất khẩu thủy sản năm 2023 có thể đạt khoảng 9,1 - 9,2 tỷ USD, giảm 16% so với năm 2022.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Mỹ chấm dứt điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với bánh xe kéo bằng thép từ Việt Nam

Mỹ chấm dứt điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với bánh xe kéo bằng thép từ Việt Nam

Ngày 30 tháng 4 năm 2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành thông báo chấm dứt điều tra xem xét phạm vi sản phẩm đối với bánh xe kéo bằng thép nhập khẩu từ Việt Nam theo quy định tại mục 351.225(f)(6) của Đạo luật Thuế quan.
Xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng ấn tượng

Xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng ấn tượng

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm plastic.
Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore

Theo số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị nhập khẩu gạo từ thế giới của thị trường Singapore tăng mạnh ở mức 23,86% so với cùng kỳ, đạt gần 112,9 triệu SGD, theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore.
Canada rà soát giá trị thông thường đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Canada rà soát giá trị thông thường đối với ghế bọc đệm của Việt Nam

Liên quan tới vụ việc Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) tiến hành rà soát giá trị thông thường trong khuôn khổ vụ việc điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với ghế bọc đệm có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc, trên cơ sở trao đổi với CBSA, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) xin cập nhật một số thông tin như sau:
Xuất khẩu gạo mang về cho Việt Nam 1,43 tỷ USD

Xuất khẩu gạo mang về cho Việt Nam 1,43 tỷ USD

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2024 xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 99,7% về lượng và tăng 90% kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt trên 1,12 triệu tấn, tương đương 709,6 triệu USD.
Bra-xin khởi xướng điều tra chống bán phá giá với xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste

Bra-xin khởi xướng điều tra chống bán phá giá với xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste

Mới đây, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) nhận được thông báo về việc Ủy ban Ngoại thương (SECEX) thuộc Bộ Phát triển, Công nghiệp, Thương mại và Dịch vụ Bra-xin khởi xướng điều tra chống bán phá giá với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste (Polyester Staple Fiber) nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia và Thái Lan.
Mỹ thông báo khởi xướng rà soát hoàng hôn sản phẩm tháp gió nhập khẩu từ Việt Nam

Mỹ thông báo khởi xướng rà soát hoàng hôn sản phẩm tháp gió nhập khẩu từ Việt Nam

Mới đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo khởi xướng rà soát hoàng hôn lần thứ hai đối với lệnh áp thuế chống bán phá giá sản phẩm tháp gió (utility scale wind towers) nhập khẩu từ Việt Nam.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận