3 tuyến cáp quang biển gặp sự cố khiến internet Việt Nam chập chờn
![]() |
Có 3/5 tuyến cáp quang biển của Việt Nam gặp sự cố. (Ảnh: Reuters) |
Theo thông tin mới cập nhật thì hiện tại chỉ còn 2 tuyến cáp quang biển đang hoạt động bình thường, đảm nhiệm việc kết nối internet đi quốc tế.
Nguyên nhân là do sự cố đồng thời xảy ra trên 3 tuyến cáp quang biển còn lại. Tuyến cáp mới nhất gặp vấn đề là tuyến IA (Intra-Asia), sự cố xảy ra vào ngày 13/6 trên nhánh S1 hướng đi Singapore. Ngoài ra, hai tuyến cáp quang biển khác là APG (gặp sự cố từ tháng 3) và AAE-1 (phát hiện vấn đề hôm 23/5) cũng vẫn chưa được sửa chữa và khôi phục đường truyền.
Việc 3 tuyến cáp quang biển cùng lúc gặp sự cố khiến cho chất lượng internet kết nối quốc tế của người dùng bị ảnh hưởng, đặc biệt là vào giờ cao điểm.
Hiện tại, Việt Nam đang có 5 tuyến cáp quang biển quốc tế, bao gồm AAG, AAE-1, APG, IA và SMW3, cập bờ tại 2 trạm ở Đà Nẵng và Vũng Tàu.
Trong khoảng thời gian vừa qua, cả 5 tuyến cáp quang biển này đều lần lượt gặp sự cố, gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ internet và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp công nghệ. Nhằm khắc phục tình trạng này, các nhà mạng lớn trong nước đang tham gia đầu tư và phát triển hai tuyến cáp quang biển mới có băng thông lớn, bao gồm Asia Direct Cable (ADC) và The Asia Link Cable (ALC).
Tuyến cáp quang biển ADC sẽ kết nối đến 3 điểm trung tâm internet lớn nhất châu Á (Hong Kong, Nhật Bản, Singapore). Đường dây này sử dụng trạm cập bờ tại Quy Nhơn và có sự tham gia đầu tư của Viettel và VNPT.
Tuyến cáp quang biển The Asia Link Cable sẽ kết nối Việt Nam với Hong Kong và Singapore. FPT Telecom đã công bố đầu tư vào hệ thống này vào giữa năm 2023, trong khi Viettel cho biết họ là nhà đầu tư Việt Nam đóng góp nhiều nhất cho dự án.
Mục tiêu của chiến lược phát triển cáp quang biển quốc gia là đến năm 2030, Việt Nam sẽ nâng tổng số tuyến cáp quang biển lên tối thiểu 15 tuyến với tổng dung lượng ít nhất đạt 334 Tbps.
Đồng thời, trong số này phải có ít nhất 2 tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ. Ưu tiên sẽ được dành cho các tuyến cáp quang biển ngắn, kết nối trực tiếp đến các trung tâm internet lớn ở khu vực châu Á.
Việc triển khai các tuyến cáp quang biển mới hứa hẹn sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng internet tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Cùng chuyên mục
Tin khác

Thương mại điện tử tiếp tục duy trì tăng trưởng 18-25%/năm

Huy động, đa dạng hóa nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực các ngành công nghiệp bán dẫn

Phát động Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024”

Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024

Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Xử lý gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp vi phạm trên thương mại điện tử

Bộ Công Thương "chỉ đạo nóng" về các sàn thương mại điện tử không phép
Đọc nhiều / Mới nhận

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Bắc Kạn phát hiện, thu giữ hơn 2,4 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội 10 cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thông tin về vụ việc xảy ra cháy tại Trạm biến áp 500kV Long Thành (Đồng Nai)

Sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025
