6 tháng đầu năm, du khách quốc tế đến Huế tăng hơn 42,6%

6 tháng đầu năm 2024, lượng khách đến Thừa Thiên Huế ước đạt hơn 1,95 triệu lượt, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách quốc tế ước đạt 821.290 lượt, tăng hơn 42,6% so với cùng kỳ năm trước.

* Khách vẫn "dè dặt" đặt mua vé máy bay

6 tháng đầu năm, du khách quốc tế đến Huế tăng hơn 42,6%- Ảnh 1.

Lễ hội đường phố trong khuôn khổ Festival Huế thu hút đông đảo người dân và du khách - Ảnh: VGP

Ngày 2/7, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị đánh giá tình hình du lịch 6 tháng đầu năm 2024 và một số nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng cuối năm.

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trong 6 tháng đầu năm 2024, lượng khách đến Thừa Thiên Huế ước đạt hơn 1,95 triệu lượt, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách quốc tế ước đạt 821.290 lượt, tăng hơn 42,6% so với cùng kỳ năm trước; khách nội địa ước đạt 1.128.961 lượt, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu từ du lịch ước đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ và đạt 50% so với kế hoạch.

Đặc biệt, tổ chức thành công Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 (từ ngày 7/6 - 12/6), thu hút 101 nghìn lượt khách, doanh thu từ du lịch ước đạt 159 tỷ đồng.

Tỉnh phối hợp với các đơn vị tổ chức khai trương Đoàn tàu du lịch Huế - Đà Nẵng với tên gọi "Kết nối di sản miền Trung" đã tạo ra sản phẩm du lịch mới độc đáo, ấn tượng đối với du khách; tổ chức thành công Lễ hội mùa Xuân "Xuân Cố đô" và Lễ hội mùa Hạ "Kinh thành tỏa sáng", các hoạt động khởi động mùa du lịch "Huế - Chào hè 2024" trong chuỗi hoạt động Festival Huế nhằm tạo điểm nhấn, kích cầu du lịch; phát triển hạ tầng xe đạp để phục vụ người dân và du khách.

Địa phương cũng đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch trong và ngoài nước để thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Lần đầu tiên Thừa Thiên Huế vào top 8 điểm du lịch tiết kiệm nhất châu Á...

Trong 6 tháng cuối năm, ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức thành công các hoạt động lễ hội trong khuôn khổ Festival Huế 2024, trọng tâm là lễ hội "Huế vào thu" và "Mùa đông xứ Huế". Tổ chức hội nghị đối thoại, xúc tiến du lịch năm 2024.

Xây dựng kế hoạch tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025 gắn với kỷ niệm 50 năm giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2025). Tập trung xúc tiến các đường bay nội địa, quốc tế đi và đến Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài.

Tiếp tục đổi mới công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; đẩy mạnh kích cầu dịch vụ du lịch dành cho khách nội địa và quốc tế; tăng cường giới thiệu các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông minh, chuyển đổi số trong ngành du lịch. Khai thác hiệu quả tuyến tàu Huế - Đà Nẵng phục vụ du lịch.

Tập trung phối hợp hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch. Hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án du lịch như: Khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng Cồn Sơn, khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp và bến thuyền nội bộ thuộc phường Thủy Biều, thành phố Huế; khu văn hóa đa năng ngoài công lập - công viên Độn Sầm; khu du lịch nghỉ dưỡng phát triển thể chất kết hợp vui chơi, thể thao Lộc Bình tại xã Vinh Hiền và xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc…

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình yêu cầu Sở Du lịch cần xây dựng những chính sách để thúc đẩy, kích cầu phát triển du lịch; chủ động, linh hoạt trong triển khai, hoàn thiện khung cơ chế, tạo bước chuyển biến để thu hút du khách đến Huế.

Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, tăng cường liên kết, hợp tác phát triển, từ đó có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu du khách trong nước và quốc tế. Tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch trong phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng, hấp dẫn để kích thích nhu cầu chi tiêu của du khách.

Ý kiến bạn đọc

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Năm 2025, thị trường thế giới được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, với nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu và tìm kiếm thị trường mới, Bộ Công Thương đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc phát triển mạnh thị trường trong nước để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Như những giai đoạn trước đây, thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất.
Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Công điện số 20/CĐ-TTg ngày 26/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đồng Nai vừa triệt phá thành công, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng, rửa tiền cho các đối tượng người nước ngoài, số tiền giao dịch trên 2.000 tỷ đồng.
Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Chiều ngày 21/2/2025, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị đã phát hiện xử lý 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả, thu giữ nhiều tang vật.
Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30 tháng 6 năm 2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.
Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV

Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV

Theo chương trình nghị sự, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc vào sáng nay (19/2) sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Ngày 18/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các Nghị quyết số 176/2025/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 177/2025/QH15 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Sáng nay (19/2): Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội

Sáng nay (19/2): Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội

Theo chương trình nghị sự, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc vào sáng nay (19/2) sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận