Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giao 6 nhiệm vụ trọng tâm cho các viện nghiên cứu ngành Công Thương

Sáng ngày 26/11/2023, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp và giao 6 nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới cho các Viện nghiên cứu trong ngành Công Thương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các tập đoàn, tổng công ty về các giải pháp bảo đảm an ninh cung ứng điện năm 2024 Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế lần thứ 34 Bộ trưởng Bộ Công Thương trả lời chất vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà theo Quy hoạch điện VIII Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023

Hội nghị nhằm triển khai thực hiện Chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển ngành Công Thương đến năm 2030 được ban hành tại Quyết định số 2795/QĐ-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2023. Đồng thời đánh giá kết quả hoạt động của các Viện trong giai đoạn vừa qua, chỉ ra những nhiệm vụ ưu tiên nhằm tăng cường hơn nữa vai trò và đóng góp của các Viện trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược và yêu cầu tái cơ cấu ngành Công Thương.

Tham dự buổi làm việc có đại diện của các đơn vị có liên quan trong Bộ, gồm các Vụ: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch – Tài chính, Tổ chức cán bộ, Dầu khí và Than; các Cục: Công nghiệp, Hoá chất, Điện lực và Năng lượng tái tạo và sự tham gia của đại diện Lãnh đạo của 21 Viện nghiên cứu của ngành Công Thdương cùng các đơn vị báo chí của Bộ.

Tại Hội nghị, TS Đào Duy Anh, Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim đã báo cáo hoạt động của Câu lạc bộ các Viện nghiên cứu ngành Công Thương – một sáng kiến đã được Lãnh đạo Bộ ủng hộ với mục tiêu tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin, hợp tác triển khai các hoạt động KH&CN giữa các Viện. Sau thời điểm thành lập vào năm 2012 đến nay, các hoạt động của Câu lạc bộ đã được tổ chức thường kỳ để phổ biến về tình hình và định hướng hoạt động KH&CN ngành Công Thương, các văn bản chỉ đạo mới của ngành, chia sẻ các kinh nghiệm, cách làm hay trong hoạt động KHCN cũng như trong công tác quản lý, điều hành.... Nhiều hoạt động, chương trình hợp tác giữa các Viện đã được hình thành từ hoạt động của Câu lạc bộ.

Theo báo cáo của đồng chí Lý Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương hiện quản lý trực tiếp 11 Viện, 02 Viện đã thực hiện cổ phần hoá; bên cạnh đó là 08 Viện thuộc các Tập đoàn, Tổng Công ty như: Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hoá chất, Tổng Công ty Thép, Tổng Công ty Giấy v.v... Các Viện của ngành là những tổ chức KH&CN có bề dày lịch sử xây dựng và phát triển từ 35 đến 60 năm; có lĩnh vực nghiên cứu KH&CN độc lập, gắn với các ngành, phân ngành, lĩnh vực khác nhau thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Các Viện đều đã khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các tổ chức KH&CN cả nước và khu vực, cũng như có nhiều đóng góp đối với sự phát triển của Ngành.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã khẳng định: Phát triển KHC&CN là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bởi lẽ, đó là động lực cho phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy định hướng hình thành, phát triển những ngành kinh tế mới; cùng với đó, thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất và cơ cấu ngành nghề, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào, làm gia tăng các yếu tố sản xuất kinh doanh. Nhờ có KH&CN, đổi mới sáng tạo, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nền kinh tế, thậm chí là năng lực cạnh tranh quốc gia. Đồng thời góp phần tạo ra việc làm mới, thúc đẩy phân công lao động xã hội

“Ngành Công Thương là một ngành có chức năng quản lý nhà nước đa ngành về kinh tế, cả trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Vì thế, nếu chúng ta muốn phát triển không còn cách nào khác là phải ứng dụng KH&CN và phải đẩy mạnh đổi mới sáng tạo” – Bộ trưởng nhấn mạnh. Đồng thời cho biết các Viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương đều là những tổ chức KH&CN có bề dày thành tích và truyền thống lịch sử xây dựng, phát triển từ 35 đến 60 năm, có lĩnh vực nghiên cứu KH&CN độc lập, gắn với các ngành, phân ngành, lĩnh vực khác nhau thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Bộ trưởng cũng đã ghi nhận về những đóng góp của các Viện trong việc nghiên cứu, tư vấn chính sách và hỗ trợ các doanh nghiệp trong Ngành thực hiện đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó chỉ ra những khó khăn, hạn chế và thách thức trong hoạt động của các Viện trong giai đoạn hiện nay.

Cùng với cả nước, ngành Công Thương đang bước vào giai đoạn phát triển mới; đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu Ngành với định hướng lấy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong những giải pháp có tính đột phá. Trong bối cảnh đó, để định hướng, chỉ đạo công tác KH&CN và đổi mới sáng tạo của Ngành giai đoạn tới, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và yêu cầu tái cơ cấu ngành Công Thương; vừa qua, Bộ đã ban hành Quyết định số 2795 ngày 30/10/2023 phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành Công Thương đến năm 2030; trong đó, xác định: Các Viện nghiên cứu thuộc Bộ phải trở thành nhân tố nòng cốt trong mạng lưới tổ chức KH&CN của ngành Công Thương; được nâng cao về năng lực nghiên cứu, trở thành chủ thể nghiên cứu mạnh, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm…

Để hiện thực hoá các định hướng nêu trên, tạo điều kiện cho các Viện tiếp tục phát triển, đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển của Ngành trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chỉ ra các nhiệm vụ trọng tâm mà các Viện cần ưu tiên triển khai trong giai đoạn tới đây nhằm tiếp tục phát huy sức mạnh và vai trò các Viện nghiên cứu trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Công Thương, hiện thực hoá các các nhiệm vụ trong Chiến lược phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo ngành Công Thương giai đoạn đến 2030, cụ thể:

Một là, chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng; tổ chức quán triệt sâu sắc các chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến ngành Công Thương cho cán bộ, viên chức của các Viện. Bởi lẽ đây là lực lượng nòng cốt tiên phong về KHCN, đổi mới sáng tạo của ngành Công Thương, lực lượng này dứt khoát phải được trau dồi về quan điểm và phải được rèn luyện về bản lĩnh để trong mọi tình huống phải tuân thủ và thực hiện những mục tiêu cao cả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã đặt ra.

Quan tâm xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế (như cấp ủy, tổ chức đảng và các đoàn thể chính trị - xã hội); đề cao trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu; giữ gìn đoàn kết, thống nhất và phát huy tinh thần tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, tập thể lãnh đạo, nhất là người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, góp phần cùng toàn Ngành thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao.

Hai là, khẩn trương rà soát, xây dựng định hướng, mục tiêu phát triển của đơn vị trong giai đoạn đến 2030 theo Chiến lược phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo ngành Công Thương mới được phê duyệt, trong đó cần cụ thể hóa kế hoạch triển khai trong từng năm, từng giai đoạn, bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển và yêu cầu tái cơ cấu Ngành, cũng như phù hợp với xu hướng phát triển KHCN trên thế giới, đặc biệt là yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Tập trung thực hiện tái cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của các Viện, bảo đảm tinh gọn, chuyên nghiệp, hệ thống quản trị hiện đại để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; trong đó, cần tập trung vào những giá trị cốt lõi, phát huy thế mạnh đặc thù của từng đơn vị. Phấn đấu xây dựng, phát triển các Viện thuộc Bộ trở thành các Trung tâm nghiên cứu, triển khai hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực chuyên ngành, có uy tín trên thị trường khu vực và quốc tế. Các Viện nghiên cứu của các Tập đoàn, Tổng công ty phải trở thành lực lượng chủ công trong việc tiếp thu KHCN để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của mình.

Ba là, chú trọng xây dựng và phát triển năng lực KH&CN, bảo đảm chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn để hình thành một hệ sinh thái đa dạng, linh hoạt, đóng góp những sản phẩm KH&CN mang tầm quốc gia, khu vực. Đồng thời, tiếp tục làm tốt vai trò tư vấn, tham mưu chính sách, cung cấp những luận cứ khoa học và thực tiễn giúp Bộ các đơn vị thuộc Bộ, các doanh nghiệp thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và thực thi được những chiến lược của mình vạch ra.

Bốn là, tập trung đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động theo hướng gắn kết với các Tập đoàn, Tổng công ty, lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Hay nói cách khác là lấy doanh nghiệp làm địa bàn để thực hiện, lấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, làm thước đo cho việc nghiên cứu ứng dụng của mình. Mọi hoạt động KH&CN phải gắn với sản xuất, bắt nguồn trước hết từ yêu cầu của thực tiễn để có những sản phẩm KH&CN thiết thực, có sức lan tỏa mạnh trong Ngành và được ứng dụng nhanh chóng, hiệu quả vào thực tiễn.

Hay nói cách khác, các Viện nghiên cứu cần phải tạo ra sản phẩm, công nghệ mà thị trường cần chứ không phải những thứ các Viện có thể làm.

Năm là, tăng cường hợp tác với các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu, đào tạo có uy tín ở trong và ngoài nước nhằm trao đổi, chia sẻ, hợp tác nghiên cứu, tiếp thu trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý tiên tiến của khu vực và quốc tế, phù hợp xu thế hội nhập và sự phát triển công nghiệp 4.0. Đồng thời, tiếp tục mở rộng và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo sau đại học và đào tạo cán bộ kỹ thuật tại doanh nghiệp, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của Viện, của Ngành và của đất nước.

Cuối cùng, là phải gắn kết chặt chẽ giữa các Viện, các cơ quan nghiên cứu, với các Trường cao đẳng, đại học trong và ngoài nước. Đặc biệt là phải gắn kết chặt chẽ giữa các Cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ, các doanh nghiệp với các Viện nghiên cứu để làm sao đầu vào của bên này là đầu ra của bên kia và ngược lại.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ hy vọng, với định hướng rõ ràng, cụ thể trong Chiến lược phát triển KH&CN của Ngành cũng như định hướng phát triển KH&CN quốc gia và chỉ đạo của Bộ. Trong thời gian tới, các Viện nghiên cứu của Bộ sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Mỗi đơn vị sẽ xây dựng, củng cố khối đoàn kết để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ chính trị của mình.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị đã chứng kiến lễ bàn giao Chủ nhiệm Câu lạc bộ các Viện Nghiên cứu ngành Công Thương từ TS Đào Duy Anh - Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ -Luyện kim cho TS. Phan Đăng Phong- Viện trưởng Viện nghiên cứu Cơ khí.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ trưởng Bộ Công Thương làm việc với chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ về 'quốc gia thương mại tự do'

Bộ trưởng Bộ Công Thương làm việc với chuyên gia kinh tế Hoa Kỳ về 'quốc gia thương mại tự do'

Chiều 4/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với GS. John Kent - Trường Đại học Arkansas (Hoa Kỳ).
Tập trung nguồn lực trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào tháng 6/2025

Tập trung nguồn lực trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào tháng 6/2025

Sáng ngày 4/12/2024, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 12/2024. Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã thảo luận và cho ý kiến đối với Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Bộ Công Thương trình.
Giá xăng RON 95 giảm về hơn 20.500 đồng/lít, xăng E5 tăng 20 đồng/lít

Giá xăng RON 95 giảm về hơn 20.500 đồng/lít, xăng E5 tăng 20 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (5/12) được điều chỉnh giảm sau khi tăng vào tuần trước. Trong đó, giá xăng RON 95 về mức 20.560 đồng/lít. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay.
Xúc tiến xuất khẩu xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Xúc tiến xuất khẩu xanh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Sáng ngày 4/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh", với quy mô 300 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, địa phương, các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các hiệp hội và doanh nghiệp. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân tham dự Diễn đàn.
Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 29 của Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN và các sự kiện có liên quan

Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 29 của Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN và các sự kiện có liên quan

Từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 11 năm 2024, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương đã đại diện Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 29 của Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ACCP) và các cuộc họp liên quan trong khuôn khổ hợp tác ACCP tại Viêng Chăn, Lào.
Thu hồi giấy phép phân phối rượu của 4 doanh nghiệp

Thu hồi giấy phép phân phối rượu của 4 doanh nghiệp

Có 4 doanh nghiệp phân phối rượu vừa bị Bộ Công Thương thu hồi giấy phép do không hoạt động kinh doanh rượu trong 12 tháng liên tiếp.
Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics

Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics

Sáng ngày 02/12, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề "Khu thương mại tự do: Giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng logistics".
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất nhiều giải pháp tạo động lực mới cho xuất khẩu công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất nhiều giải pháp tạo động lực mới cho xuất khẩu công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ năm 2025

Chiều 2/12, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng, với chủ đề: Tăng trưởng kinh tế "2 con số" vùng Đông Nam Bộ năm 2025: "Thách thức, cơ hội và giải pháp". Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã phát biểu tham luận tại phiên họp.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận